Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27893097
page views since June 01, 2005
MS23 - 05/04: Con Đã Bảo Mẹ Rằng Đừng ...

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Văn Hoạt

Độc giả góp ý:
Bài Vấn Đề Lứa Đô’ và Nợ Ngu Thê trên Mạch Sống, tháng 04, 2004 làm tôi khá bận rộn vài ngày đầu sau khi tờ báo phát hành. Một người bạn từ  Houston, Texas điện thoại:


“Ê, Hoạt! Đọc câu chuyện Nợ Ngu Thê tao muốn cám ơn ông Trước đã lột tả được tình cảnh đời tao. Tuy nhiên khác anh chàng trong chuyện, tao cảm thấy thương mến bà xã mình. Nhìn làn má nhăn, mái tóc bạc hình ảnh con cò của ca dao, của Tú Xương, nhất là thân cò dưới mưa dầm gíó bấc, trở về trong tâm trí:

“Con cò lận lội bờ ao,
Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non.”

Không phải chỉ thương mến xót xa, nhưng còn cảm phục. Mấy vần thơ của Hồ Dzếnh nói hết tâm can của tao đối với bà xã:

“Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi sẽ nạm vàng muôn khổ cực,
Cho lòng cô gái Việt thêm tươi.”
Ấy đấy, các bậc tu mi nam tử thường rất giầu tình cảm nhưng lại thích giữ kín
những cảm tình để “mình mình biết, mình mình hay” mà thôi.

Một độc giả vùng California nhận định rằng tỷ số những cặp hôn nhân người Việt vẫn chung sống nhưng không hạnh phúc có lẽ cao hơn cái tỷ số được đề cập tới trong bài Vấn Đề Lứa Đôi. Độc giả này kể ba câu chuyện như sau:

1. Bác Minh tướng rất tiên phong đạo cốt với mái tóc và bộ râu dài trắng toát, cùng với vợ tham dự buổi hội thảo về hôn nhân. Khi bác giơ tay, mọi cặp mắt dồn về bác nôn nao chờ cụ già phát biểu. Như vừa thách thức vừa tự tin hông ngại tỏ lộ tâm tình bác đã sống một đời người. “Yêu thương ư? Tôi đoan chắc không ai có thể làm tôi yêu nổi người đàn bà này.” Bầu khí đột nhiên trở nên nghiêm trọng, một vài cặp vợ chồng trẻ rướn người về phía trước mở to mắt chờ đợi. “Tôi năm nay 91 tuổi, người đàn bà này, vợ tôi, năm nay 86 tuôi.  Chúng tôi lấy nhau 68 năm nay, có ba thằêng con trai và bốn đứa con gái.

Một thằng làm bác sĩ, một thằng làm tỉnh trưởng, thằng còn lại bỏ xác tại Khe Sanh”. Ngừng lấy hơi rồi bác Minh tiếp tục, “Dĩ nhiên ngày cưới là ngày ghi nhớ nhất trong đời vì mộng uyên ương đã thành. Nhưng ‘nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng’.  Mộng càng đẹp, khi mộng chỉ là mơ thì bừng con mắt dậy
càng thấy mình ngu ngơ. Nàng dâu tôi cưới không phải là người đẹp tôi yêu,
nhưng là chị của người tôi yêu”…

2. Dũng mồ côi cha lúc 7 tuổi. Me Dũng tái giá. Thái độ không chấp nhận của người cha ghẻ càng làm cho sự mất mát người cha ruột to lớn hơn trong tâm hồn Dũng. Sự trống vắng chiếm trọn tuổi thanh xuân cho đến khi Dũng gặp Tậm. Hai người yêu nhau thắm thiết và đi tới hôn nhận. Vì Tâm là con một nên cha mẹ nàng muốn vợ chồng Dũng ở cùng nhà. Một năm sau, hai người có con trai đầu lòng. Đây là niềm vui lớn nhưng cũng là nguyên nhân làm cho những
căng thẳng bất hoà giữa Dũng và cha mẹ vợ trầm trọng thêm. Dũng muốn dọn ở riêng, Tâm cũng muốn thế nhưng không muốn làm buồn lòng cha me…

3. Sơn và Hồng quen nhau trong giờ thí nghiêm hoá chất, rồi yêu nhau. Hai người quyết định ‘đại đăng khoa’ sau khi đã ‘tiểu đăng khoa’. Bạn bè trầm trồ  ‘họ thật xứng đôi vừa lứa’. Thấm thoát chín tháng qua mau. Hồng bị sảy thai và Sơn được gửi qua làm việc bên Việt Nam.

Những ngày đầu, Sơn hầu như gọi điện thoại cho vợ mỗi đêm. Sáu bảy tháng sau, điện thoại thưa dần…

Vị độc giả đề nghị rằng thay vì tìm kiếm đâu xa, hãy về tắm ao ta. Phong tục
và văn chương bình dân, qua ca dao tục ngữ Việt Nam có thể là những tài liệu
mộc mạc cụ thể để các nhà chuyên môn phân tích về tình yêu hôn nhân Việt Nam phản chiếu trong ba câu chuyện trên và trong hàng trăm chuyện hôn  nhân khác.

Ca dao tục ngữ vẫn tiếp tục được sáng tác trong dân gian để diễn tả cái lý của con tim, vì thế thứ văn bình dân này vẫn là cơ hội để dự đoán tương lai cho tình  yêu hôn nhân Viêt Nam.

Chị giới thiệu một số sách tham khảo: Phong tục Việt Nam của Toàn Ánh; Việt
Nam Phong Tục của Phan Kế Bính; Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam của Vũ
Ngọc Phan, Ca Dao Trữ Tình Việt Nam của Vũ Dung.

Tôi nhớ một nhà văn nào đó viết: “bạn đọc là thầy ta”, vội vàng kiếm sách về
đọc.  

Một dân tộc có lịch sử lâu dài, lại tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, thì phong tục tập quán và ca dao ghi lại nếp sống tình tự phong phú nhưng phức tạp của người Việt Nam rất đầy đủ. Có những phong tục du nhập từ phương Bắc, có những tập quán của địa phương; có những phong tục phổ quát cho cả nuớc, có những tập quán mang sắc thái đặc thù xóm làng.

Trong lãnh vực hôn nhân, từ Phong Tục Việt Nam của Toàn Ánh rồi qua Ca Dao Trữ Tình Việt Nam của Vũ Dung người đọc như đi vào hai cảnh vực sống rất khác biệt. Một đàng kỷ luật chặt chẽ kiểu Tử viết, một đàng dạt dào những cảm nghiệm sống, tự do tràn bờ như không có gì cương toả. Với kiến thức hạn hẹp tôi xin góp nhặt những tình tự, dồn nén, mơ uớc, hạnh phúc, tan vỡ về hôn nhân và gia đình đã được dân gian nhắc lại, thêm vô dưới dạng thơ của ca dao tục ngữ được gọi là văn chương bình dân

1 Tình tự của con tim

Hôn nhân bắt đầu bằng những gặp gỡ yêu thương. Tình yêu nam nữ trong văn chương bình dân mơ màng như trăng sáng vườn cà, thanh thản như mái chèo trên Nghịch vợ nghịch chồng :

Cầm tay lại nắm lấy tay
Ai bóc nên trắng, ai day nên tròn.
Tay em vừa trắng vừa tròn,
Anh cầm mát lạnh như hòn đá xanh.
Tay em nắm lấy tay anh,
Dù ai nói quẩn nói quanh mặc lòng.

Đành rằng có những câu ca dao để con trai tỏ tình như trên, nhưng hình như
các ông không muốn ‘tâm sự’ qua ca dao;họ nhường mảnh đất này cho các phụ nữ. Các cô gái Việt dùng ở mảnh đất này để khai phóng những cấm kỵ của xã hội của lễ giáo; không phải khai phóng một cách sống sượng lô liễu, nhưng úp mở qua những hình ảnh, những ví von. Chẳng hạn mượn cái tác dụng ‘say’ của trầu và cau diễn tả một tâm trạng vừa say cuộc tình vừa thắm làn môi vừa ửng hồng đôi má vừalàm nhớ người thương:

Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn, môi đỏ dạ sầu trăm chiêu.
Biết là thuốc dấu hay là bùa yêu,
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa.
Làm cho quên me,ï quên cha, quên
cửa, quên nhà;
Làm cho quên cả đường ra lối vào,
Làm cho quên cá dưới

(Còn tiếp kỳ sau)

Posted on Wednesday, June 15 @ 10:38:12 EDT by admin
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by admin


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 1


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang