Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815251
page views since June 01, 2005
CAMSA Phát Triển Hoạt Động Ở Mã Lai

Chống Buôn Người

Mã Lai Đối Diện Các Thách Đố Về Phòng, Chống Buôn Người

Penang, Mã Lai, 18/9/10 -- Chính phủ Mã Lai đã có một số nỗ lực phòng, chống buôn người nhưng còn gặp nhiều thách đố. Đấy là nhận định chung tại buổi hội thảo về luật, biện pháp, và sách lược phòng, chống buôn người được tổ chức lần đầu ở Penang.

Trở ngại lớn mà Mã Lai gặp phải là ý thức về tệ nạn này chưa phổ biến trong quần chúng và luật chống buôn người còn quá mới mẻ.

“Chính những giới chức điều tra cũng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng”, Công tố viên Mohamad Dusukiv, đại diện cơ quan thi hành pháp luật của Malaysia, nói. “Khó khăn nữa là nhiều khi vì sợ hãi nên nạn nhân cũng không hợp tác với các giới chức trong quá trình điều tra. Phần lớn nạn nhân là người nước ngoài nên việc chuyển ngữ cũng là một cản trở lớn.”

Ông Greg D’Alesandro, Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Malaysia, thuyết trình tại buổi hội thao, Penang, Malaysia, 18/9/2010  (ảnh CAMSA)



Công Tố Viên Dusukiv cũng đề cập đến những khó khăn và thách đố mà các cơ quan thi hành luật gặp phải vì thời gian điều tra chỉ được kéo dài trong 2 tuần nên việc xác định nạn nhân hay thủ phạm là việc rất khó.

Trong bản phúc trình hàng năm cho năm 2010, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhận định rằng tệ trạng buôn người rất trầm trọng ở Mã Lai và đặt quốc gia này vào “Danh Sách Cần Theo Dõi”. Trước đây đã hai lần Mã Lai bị xếp vào hạng 3, gồm các quốc gia mà chính quyền không thực sự quan tâm đối phó trước nạn buôn người tràn lan

Năm 2000 Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người, qua đó ấn định chính sách đối phó với nạn buôn người ở quốc nội và trên toàn cầu. Theo luật này, chính phủ Hoa Kỳ sẽ chế tài các quốc gia nằm trong hạng 3.

Ông Greg D’Alesandro, giới chức về phòng, chống buôn người của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Mã Lai, giải thích rằng buôn người là một vấn đề phức tạp và đa dạng: “Có nhiều hình thức nô lệ thời hiện đại như: nô lệ tình dục, nô lệ trong các nhà máy, nô lệ trong các hộ gia đình, trẻ  em đi lính, trẻ em đánh cá…”

Cũng theo Ông, buôn người là một tệ nạn toàn cầu. Ông nêu ra những con số đáng báo động như: cứ 9 nạn nhân buôn người thì có 1 nạn nhạn rơi vào tình trạng buôn bán tình dục; trên thế giới có 800,000 người bị đưa qua biên giới mỗi năm, 80% trong số đó nạn nhân là phụ nữ và các cô gái trẻ, tới 50% là trẻ em.

Trước những chỉ trích của dư luận quốc tế và nội địa rằng Mã Lai chưa thực tâm đối phó với nạn buôn lao động, mới đây chính phủ Mã Lai điều chỉnh luật chống buôn người ban hành năm 2007. Một thay đổi quan trọng là Cục Lao Động nay là thành viên trong danh sách các cơ quan thi hành luật chống buôn người.

Công Tố Viên Dusukiv cho biết là từ khi luật mới được thông qua đã có 6 trường hợp buôn bán lao động bị buộc tội. Ông khẳng định rằng chính phủ Mã Lai nghiệm túc trong quyết tâm xoá bỏ nạn buôn người và mong có sự hợp tác nhiều hơn từ phía các tỏ chức phi chính phủ

Số 60 người tham dự buổi hội thảo gồm có những luật sư, giáo viên, nghiên cứu sinh, chuyên gia, và giới chức của Lãnh Sự Quán Thái Lan và Đại Sứ Quán Nê-pan.

Trong 4 năm qua, song song với việc cảnh giác chính phủ Mã Lai qua bản phúc trình, Hoa Kỳ đã có một số biện pháp giúp chính phủ Mã Lai thực hiện chính sách phòng, chống buôn ngưòi, như là trao đổi kinh nghiệm giữa hai chính quyền, huấn luyện cho các giới chức công lực, và đối tác trực tiếp với các tổ chức phi chính phủ.

Buổi hội thảo kéo dài cả ngày được tổ chức bới Liên Minh CAMSA và JUMP, mạng lưới các tổ chức phi chính phủ ở Tỉnh Penang. CAMSA và Văn Phòng Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tài trợ cho buổi hội thảo này.

Từ tháng 4 năm 2008, CAMSA đã hoạt động thường trực ở Mã Lai nhằm vận dụng luật chống buôn người mới được ban hành. Kế hoạch của CAMSA cho năm 2010 là huy động và liên kết các tổ chức phi chính phủ để đẩy mạnh phong trào chống buôn người, hỗ trợ chính phủ Mã Lai trong việc bảo vệ nạn nhân và truy tố thủ phạm, và hướng dẫn cho người lao động biết cách tự vệ hay cầu cứu.

Hiện có khoảng 120 ngàn người lao động Việt Nam ở Mã Lai. Số không nhỏ những người lao động này là nạn nhân buôn người. Chỉ trong hơn 2 năm hoạt động CAMSA đã can thiệp và giải cứu cho khoảng 3 ngàn nạn nhân người Việt.

Ban tổ chức buổi hội thảo cho biết sẽ thực hiện sinh hoạt tương tự trên khắp Mã Lai.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.  

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041
- USA

 

Posted on Saturday, October 09 @ 19:26:41 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang