Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27815348
page views since June 01, 2005
MS23 - 05/04: Mua Bán Phụ Nữ Và Trẻ Em Tìm Hiểu Tội Phạm

Bạo Hành Gia Đình

Nguyễn Hải

Là một phụ nữ, tôi cảm thấy xấu hổ và phẫn nộ, không thể ngồi yên, khoanh tay nhìn các phụ nữ và trẻ em tại quê nhà bị đem rao bán như các nô lệ thời Trung cổ...



Qua các báo chí Việt ngữ và cơ quan truyền thông, nguời Việt hải ngoại hiểu
rằng vì tình hình kinh tế yếu kém, vì cuộc sống của người dân đói nghèo, nhất là tại các vùng nông thôn, phụ nữ Việt nam đã phải rời bỏ làng mạc, bản quán, đi tìm việc xa nhà. Họ bị những kẻ mua bán phụ nữ, trẻ em, lừa gạt dưa sang Thái Lan, Campuchia, Hồng Kông, Trung Hoa buộc phải hành nghề mại dâm, hoặc làm vợ ngoại kiều Hồng Kông, Trung Hoa. Một số ít may mắn trốn thoát về Việt nam và tuờng thuật lại với thân nhân, với cơ quan hữu trách rằng có những người ban ngày phải làm con ở không công, đi cày đi cấy, và  ban đêm phải làm vợ tập thể cho những ngươì đàn ông cùng sống chung  trong gia đình đó. Có người bị mua đi bán lại nhiều lần, và tin tức này thoát ra quần chúng từ các báo chí trong nuớc, nên nhà cầm quyền Việt Nam không  thể bào chữa rằng họ không hề biết có việc mua bán phụ nữ và trẻ em.

Do thu thập kinh nghiệm trong thực tế đã xảy ra, luật pháp Hoa Kỳ định nghĩa
mua bán con người (trafficking) là hình thức của chế độ nô lệ tân thời mà nạn
nhân thường là những người nghèo hoặc những người thường xuyên bị thất
nghiệp. Nạn nhân thường bị lừa gạt bằng những lời hứa hẹn được giúp đỡ có một việc làm tốt, hoặc sẽ có một đời sống tươi đẹp hơn, nhưng trong thực tế nạn nhân phải làm việc trong điều kiện thiếu nhân tính và khắc nghiệt.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Việt Nam thực hiện chế độ kềm kẹp, kiểm soát người dân chặt chẽ bằng hệ thống cảnh sát khu phố, còn gọi là cảnh sát khu
vực. Mỗi người cảnh sát khu phố phải chịu trách nhiệm về an ninh đời sống, an ninh chính trị của khoảng 100 nóc gia, nên họ biết rõ sinh hoạt của từng gia đình, nơi chứa chấp hoặc hoạt động mãi dâm, mua bán sì ke, ma túy.

Những người hành nghề mua bán phụ nữ, trẻ em chỉ bị đánh giá là tệ đoan xã hội, không nguy hiểm cho an ninh chính trị. Công an khu phố ăn chia với công an Phường, Xã để nhắm mắt làm ngơ cho những hành vi bất hợp pháp đó tiếp diễn.

Công an địa phương thừa biết những phụ nữ, trẻ em đang tự nguyện hoặc bị
bắt buộc phải hành nghề bán thân nuôi miệng và nuôi gia đình nghèo khổ tại
quê xa. Cũng vì lý do này, khi nào có lệnh của cấp trên phải dẹp sạch tình trạng tệ đoan xã hội trong phạm vi Quận, Huyện, thì công an địa phương luôn luôn biết nơi nào phải đến để bắt người đưa vào các trại cải tạo nhân phẩm phụ nữ, hoặc trại cải tạo tệ đoan xã hội. Đó không phải là những nơi huấn nghệ cho phụ nữ được cơ quan Liên Hiệp Quốc tài trợ 18 triệu Mỹ kim để nâng cao đời sống phụ nữ, mà là các nhà tù trá hình, mà nổi tiếng là Trung Tâm Cai Nghiện và Phục Hồi Nhân Phẩm Phụ Nữ Phú Văn, xung quanh bị bao vây bởi rừng già. Có những cô gái không chịu nổi đày ải đã trốn trại, vì không biết đường ra khỏi rừng, đã phải cắn răng chịu để cho các phường thảo khấu dày vò thân xác giữa rừng, sau đó, mới được chỉ đường thoát ra khỏi rừng, tìm đường về thành phố.

Tệ trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em không những loang ra khắp nơi trong nước mà còn lan ra ngoại quốc. Điều đáng trách là chính những bậc cha mẹ, và cũng chính các nạn nhân đã đồng ý hôn nhân, mặc dù ít nhiều đã được nghe nói đến trường hợp những cô gái Việt nam đi làm dâu Trung quốc phải chịu đày đoạ, đau khổ như thế nào.

Tại sao những người đàn ông Đài Loan lại cưới vợ Việt nam mà không cưới vợ Đài Loan? Có nhiều lý do:

1/ Đại đa số là những người ít học hoặc thất học

2/ Gia đình nghèo

3/ Có tiền án hoặc tiền sự

4/ Tuổi già

5/ Bị bệnh tật mà các cô gái Đài Loan chê

6/ Cô dâu Việt Nam sẽ làm việc để trảlại số tiền cưới hỏi vài trăm hoặc vài ngàn Mỹ kim.

Vì sự việc tồi tệ đang xảy ra tại Việtnam, nên tôi xin đuợc viện dẫn luật pháp
Việt Nam để tìm hiểu tội mua bán phụ nữ và trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào. Hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em đuợc qui định tại hai điều khoản riêng biệt trong Bộ Luật Hình Sự của nuớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như sau.

Điều 119: Tội mua bán phụ nữ

1/ Nguời nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

2/ Phạm tội thuộc một trong các truờng hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm.

a/ Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm
b/ Có tổ chức
c/ Có tính chất chuyên nghiệp
d/ Để đưa ra nước ngoài
e/ Mua bán nhiều người
f/ Mua bán nhiều lần

3/ Người phạm tội còn có thể bị phạttiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm lưu trú từ 1 năm đến 5 năm. Các nhà làm luật Việt nam đã giải thích: “Tội mua bán phụ nữ xâm phạm nhân phẩm của phụ nữ. Người phạm tội coi phụnữ như một món hàng có thể mua bán, đổi chác. Thực tiễn cho thấy việc mua bán phụ nữ thường xảy ra ở vùng biên giới nước ta người phạm tội mua bán phụ nữ chủ yếu nhằm đưa ra nước ngoài bán lại
kiếm lời. Việc phụ nữ có thoả thuận trở thành đối tượng mua bán hay không,
không có ý nghiã về mặt cấu thành tội phạm, bởi vì điều luật này đặt ra để bảo vệ nhân phẩm của ngươì phụ nữ”.

Điều 120: Tội mua bán trẻ em

1/ Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm

2/ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

a/ Có tổ chức
b/ Có tính chất chuyên nghiệp
c/ Vì động cơ đê hèn
d/ Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em
e/ Để đưa ra nước ngoài
f/ Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo
g/ Để sử dụng vào mục đích mại dâm
h/ Tái phạm nguy hiểm
i/ Gây hậu quả nghiêm trọng

3/ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vu, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam ngày 12/8/1991 định nghĩa trẻ em là các em từ sơ sinh đến 15 tuổi. Các nhà làm Luật Việt nam giải thích “mua bán trẻ em là hành vi mua hoặc bán trẻ em nhằm kiếm lời, không kể là mua của chính người có con mang bán, hoặc mua của kẻ đã bắt trộm. Cũng có thể chỉ là
hành vi mua như trường hợp mua trẻ em biết rằng đã bị bắt trộm, dù rằng chỉ để về nuôi, hoặc chỉ là hành vi bán, như trường hợp dì ghẻ bán con riêng chồng vì thù ghét, hoặc như trường hợp người bố do ăn chơi sa đoạ đã mang bán con mình cho bọn biết rõ là đi buôn trẻ em để lấy tiền rượu chè, cờ bạc.”

Riêng đối với những phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ở Campuchia, có những em chỉ mới có 5 tuổi, vì quá nhỏ chưa phục vụ tình dục như người đã trưởng thành, nên phải thỏa mãn tình dục cho đàn ông bằng miệng. Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của quốc tế, nhà cầm quyển CSVN có phương cách giải quyết cứu người dân trở về đất nước không? Có chứ, họ có thể làm được, và đã có làm nhưng chưa muốn làm hết sức của họ để chấm dứt tệ nạn buôn người và mại dâm. Thực vậy, với quan hệ mật thiết giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, người dân hai nước qua lại không cần phải có Visa, thậm chí, công an Việt Nam sang Campuchia bắt cóc Thượng Tọa Thích Trí Lực về Việt Nam một cách dễ dàng với sự trợ giúp của các công an Campuchia. Công an địa phương Campuchia biết rõ các tổ chức hoạt động mãi dâm, họ dễ dàng biết được những địa điểm hoạt động mãi dâm, và giải thoát các phụ nữ đang bị mua bán hoặc hành nghề mãi dâm tại Campuchia một cách dễ dàng.

Sau khi đã giải thoát được phụ nữ, chưa phải là xong nhiệm vụ, vì trở về gia đình, những nạn nhân vẫn phải lo cho cuộc sống của bản thân và con cái.
Làm sao họ có thể sống mà không quay về đường cũ. Đó là việc phải tìm ra một lối thoát cho các phụ nữ lỡ lầm (Bộ Thương Binh và Xã Hội Việt Nam gọi
các phụ nữ hành nghề mãi dâm là các cô gái lỡ lầm), phải xây dựng và thực hiện một chủ trương “cải tạo xã hội”, tạo điều kiện cho những người phụ nữ này làm lại cuộc đời, theo kiểu huấn nghiệp giống như một số cơ quan thiện nguyện tại Hoa Kỳ (như các cơ quan S.E.A.R.C.H. hoặc Worksources mà qua đó người dân được chỉ dạy, thực tập một số nghề nghiệp trong thời gian 2 năm, được trợ giúp trả tiền nhà, tiền điện; sau đó được giới thiệu đi làm việc, dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ). Tại Việt nam, một hình thức của cơ quan thiện nguyện loại này có thể được thành lập, xin nguồn tài trợ từ các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc, để nâng cao đời sống của phụ nữ, giúp các phụ nữ thực sự được đổi đời. 

 

Posted on Tuesday, June 14 @ 18:31:25 EDT by admin
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đình
· News by admin


Most read story about Bạo Hành Gia Đình:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Bạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang