Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
26920369
page views since June 01, 2005
MS23 - 05/04: Ông Bà Cháu

Tuổi Hạc

Bs. NGUYỄN Ư-ĐỨC
Con người có bố có ông Như cây có cội, như sông có nguồn (Thi Ca B́nh Dân)
Ngày nay, ta ít thấy h́nh ảnh một “Ông tôi năm nay đă ngoài sáu mươi tuổi. Đầu râu tóc bạc, da đă nhăn, má đă lơm, lưng đă c̣ng, đi đâu cũng phải chống gậy.



Ông tôi không phải làm việc ǵ nặng nhọc nữa “.  Mà là h́nh ảnh một ông tôi bây giờ, cũng tuổi đó, tráng kiện hơn, vẫn c̣n đi làm, tham gia vào công việc xă hội, đồng thời, cùng với Bà tôi, rất siêng năng việc đi thăm và góp phần chăm sóc các cháu.

Lập gia đ́nh sớm, có con sớm, lại nhờ tăng tuổi thọ, nên nhiều người, ngoài
bốn mươi đă hănh diện làm ông, bà. Nhiều bàkhi được con gái báo tin có bầu,
đă thảng thốt kêu lên: tôi mà sắp làm bà ngoại hay sao! Và nghĩ đến việc sẽ được lên chức, làm bà cả ba, bốn chục năm nữa. Thế là sẽ có rất nhiều thời giờ vui chơi với các cháu nội ngoại, mà ḷng thấy rộn ràng.

Niềm vui làm ông bà

Lên chức ông, bà có nhiều điều thích thú nhưng cũng mang nhiều trách nhiệm, cả vật chất lẫn tinh thần. Cháu là quá khứ của ta, là hiện tại và quan trọng hơn, là tương lai của chúng ta.

Ta nh́n thấy con ta tái sinh trong đôi mắt của cháu, nghe thấy âm vang của người cha trong tiếng cười của cháu, và cả một nguồn tài năng phong phú trong tương lai của cháu.

Xưa cũng như nay, ông bà đă có những việc làm rất cao đẹp. “Ông thường
ở nhà coi sóc cho cha mẹ tôi và dạy bảo chúng tôi. Thỉnh thoảng lại kể chuyện
cổ tích cho chúng tôi nghe, chúng tôi lấy làm thích lắm. Những khi đi học về, thường thường tôi lại đem những chuyện nhà tràng nóí cho ông tôi nghe. Ông tôi lại nhân đó giảng giải cho tôi học được nhiều điều khác nữa.” (Quốc Văn Giáo Khoa Thư)

Với học giả Nguyễn Hiến Lê: “Bà đă thay má tôi, nuôi nấng, săn sóc chúng
tôi, lại thay cả ba tôi trong sự dạy dỗ chúng tôi nữa. Ngày nay anh em tôi, con
cháu tôi, có ai giữ được một chút cái tính khí khái của bà, không chịu lụy ai,
cái đức cần cù, tiết kiệm, cố chiến đấu để vượt khỏi cảnh nghèo, cái nếp sống
đạm bạc, cái tinh thần thanh khiết của nhà Nho, phần lớn là do bà “.

Muốn làm ông bà cũng đâu có dễ, v́ c̣n tùy thuộc ở các con. Bao giờ chúng
dự định có con, và bao nhiêu đứa. Bây giờ các cô các cậu ấy tính toán có kế
hoạch lắm. Ưu tiên hàng đầu là dành dụm đủ tiền mua căn nhà lớn, nhỏ cho đôi trái tim vàng. Rồi vợ chồng c̣n vui chơi, du lịch Á, Âu cho thoả thích trước khi nghĩ đến việc có con, nuôi con. Ông bà chẳng quyết định được ǵ. Chỉ một ngày nào đó, con gái điện thoại, mẹ ơi con đă có bầu, th́ vui mừng mà sửa soạn làm bà.

Con mang bầu, đợi em bé ra đời th́ ông bà cũng nôn nóng đợi cháu. Đây là
lúc bà truyền kinh nghiệm nuôi con cho mẹ. Đành rằng mẹ có đi học lớp hướng
dẫn, nhưng sao bằng kinh nghiệm bản thân của bà với năm lần mang nặng đẻ đau. Bó bụng cho khỏi sệ. Ăn cháo chân gị heo cho có nhiều sữa...

Rồi ông bà cũng sửa soạn để làm bổn  phận ḿnh. Có lớp hướng dẫn làm cha
mẹ mà chẳng có lớp hướng dẫn làm ông bà nội ngoại.

Ḿnh cũng phải lập kế hoạch để thăm nom cháu, phụ các con chăm sóc cháu
chứ. Chắc chắn là khi mẹ sanh th́ thế nào bà cũng phải lên đưa mẹ đi nhà thương. Mà phải hỏi lại chàng rể coi nó có đồng ư không. Mẹ th́ cứ muốn bà lên ở một tháng để giúp những ngày đầu bỡ ngỡ. Bà th́ lại ngại ông ở nhà một ḿnh, không có ai lo việc cơm nước.

Nhiều ông bây giờ than phiền bị vợ bỏ rơi, đi chăm sóc “đào, kép nhí” cả mấy tháng. Nói vậy thôi chứ ông cũng thích thú chẳng kém ǵ bà. Được tin vui, ông đă vội vàng kiếm sách coi đặt tên, trai là ǵ, gái là ǵ. Cứ làm như con nó ít chữ Thánh Hiền, không t́m được tên có ư nghĩa. Lại c̣n tính toán hàng tuần chẳng quản ngại đường xa lái xe lên chơi với cháu.

Ông bà xưa và nay

Nhớ lại thuở xa xưa, khi đất nước c̣n nặng về nghề nông, ông bà là người quyết định mọi việc trong gia đ́nh. V́ ông bà là chủ ruộng vườn, kiểm soát tài
sản, lại nhiều kinh nghiệm trường đời.  Con cháu đều phụ thuộc vào ông bà.
Do nhu cầu nhân lực, con cháu nhiều thế hệ sống chung với nhau. Tam, tứ đại
đồng đường lại c̣n được tiếng thơm như nhà đó có phúc. Ngay cả việc dựng vợ, gả chồng cho con cái đều do ông bà sắp xếp, sao cho môn đăng hộ đối, không nghịch với lễ giáo, gia phong của ḍng họ.

Giờ đây, th́ mọi sự đều thay đổi, theo nhịp tiến hóa chung của nhân loại, chứ
chẳng riêng ǵ người ḿnh. Có người đă chép miệng, nói, con cái đặt đâu, bố mẹ ngồi đó, góp ư cũng không được chứ nói chi đến ngăn cản, cấm đoán. Tín ngưỡng, chủng tộc đều bị coi nhẹ như không.

Theo thống kê, có tới 70% dân bản xứ hiện giờ lập gia đ́nh với người khác
quốc tịch. Bảo thủ như người Nhật ở  đây cũng gần 65% lập gia đ́nh với ngoại
nhân; người Do thái, Hồi giáo, cũng lấy người không cùng tôn giáo.Thành ra chỉ trừ khi ḿnh mất định hướng, chứ việc đ̣i hỏi có cháu cùng ḍng giống là
chuyện khó khăn, nhất là khi ta đang sống trong môi trường văn hóa dị biệt.
Vả lại, cũng nên nghĩ rằng hạnh phúc của chúng là quan trọng hơn cả. C̣n mọi việc nhờ ở số trời. Nhăn Hưng Yên trồng ở nước ngoài th́ nó phải thích nghi với khí hậu ở đây, mong c̣n chút hương vị quê hương là quư rồi. Đ̣i hỏi nhiều quá, e rằng chẳng tổn thọ th́ cũng mắc các chứng bệnh tâm thần.

Do nhu cầu kinh tế cũng như kết quả của đ̣i hỏi nam nữ b́nh quyền, ngày nay 64% người mẹ vừa đi làm vừa nuôi con. Họ lại c̣n làm việc nhà nhiều hơn người chồng. Th́ giờ dành cho con cũng ít đi.   Nếu cách đây ba chục năm, cha mẹ dành 6 giờ một ngày cho con cái th́ ngày nay chỉ c̣n một nửa. Chính ở khoảng trống này, ông, bà đóng một vai tṛ hữu ích.

Nhưng trưóc hết, nên giữ hai nguyên tắc: không can thiệp vào việc nuôi cháu
của các con, dành sự độc lập, quyết định  cho các con. Ḿnh đă có thời kỳ tự lựa chọn, th́ bây giờ nên để chúng cũng có cái quyền đó. Cụ thể hơn, ông, bà có thể giúp đỡ bố mẹ về tài chánh, nhà ở. V́ đa số ông bà ngày nay, nhờ chắt chiu, tằn tiện cũng như đầu tư, cuộc sống có đôi phần dư giả. Hoặc thiết yếu, nhẹ nhàng hơn, ông bà dành th́ giờ săn sóc, dạy dỗ cháu, theo chiều hướng của cha mẹ chúng

Phân loại ông ba

Từ lâu, nhiều nhà xă hội học đă cố gắng phân loại các h́nh thái, mẫu mực ông bà. Bảng phân loại cuả hai tác giả Berniece Neugarten và Karol Wienstein được nhiều người tán thưởng v́ tính cách thực tế, dựa trên kết quả của sự trực tiếp phỏng vấn những người đă được làm ông bà. Tài liệu nghiên cứu The Changing American Grandparent của họ, công bố năm 1964, đă được coi như bản hướng dẫn cho nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Theo các tác giả trên, có năm mẫu ông bà chính:

1. Ông bà và cháu cùng vui chơi

Đây là mối liên hệ tương đối mới, ít thấy vào thập niên 60-70, và thường thấy
ở lớp ông bà dưới 65 tuổi. Đôi bên không có trách nhiệm hay theo một khuôn phép, kiểu cách ǵ mà chỉ lâu lâu gặp nhau, viếng thăm, tự do vui chơi với nhau, rồi chia tay. Ông bà được ngày vui thoải mái mà không có vương víu ǵ đến việc nuôi nấng cháu. Cháu kể với bố mẹ, hôm nay con chơi với ông bà vui quá.

2. Ông bà cư xử thân t́nh nhưng theonghi thức

Tới thăm cháu, cho quà, giúp đỡ, nhiều khi ở lại trông cháu, nhưng không can
thiệp, góp ư về việc nuôi cháu của cha mẹ. Đây là những ông bà gương mẫu,
thường trên 65 tuổi, đ̣i hỏi sự lễ phép sạch sẽ, tự chế cuả cháu cũng như sự con cháu kính trọng ḿnh.

3. Ông bà là nguồn kinh nghiệm, có quyền uy với con cháu

Ông bà ở nhóm này, nhất là ông, có nhiều tài năng, kinh nghiệm, muốn con
phụ thuộc vào ḿnh, c̣n ḿnh th́ sẵn sàng giúp đỡ, khuyên nhủ, gửi gấm để
con cháu khá hơn. Quư vị này rất nguyên tắc, đ̣i hỏi ở con cháu một tinh thần tự lập, ḷng lương thiện, danh dự, và ư thức trách nhiệm.
4. Gặp nhau trong lễ nghi

Ông bà chỉ gặp các cháu trong những ngày quan trọng như tốt nghiệp ra trường, sinh nhật, để chung vui, chúc mừng rồi lại lui vào hậu trường. Ông bà đối xử rất tốt với các cháu nhưng giữ một khoảng cách, ít gặp và đặt nhẹ vấn đề quyền uy, trách nhiệm.

5. Mẫu ông bà thay thế cho cha me

Ông bà hầu như thay thế cha mẹ hoặc lănh một phần lớn trách nhiệm trong việc nuôi nấng, dậy dỗ cháu. Bố mẹ sáng trước khi đi làm, đưa cháu lại nhà ông bà, rồi chiều về đón.

Nghiêm trọng hơn là khi bố mẹ v́ lư do nào đó, như tâm bệnh, ghiền thuốc,
không hoàn tất thỏa đáng việc nuôi con, ông bà t́nh nguyện lănh trách nhiệm
hay sau khi có phán quyết của toà án.

Đây là một sự hy sinh lớn lao của ông bà với những gịot máu ḍng họ, không
muốn để chúng phải chịu ảnh hưởng xấu hay đi làm con nuôi người ngoài.
Ông, bà hănh diện làm việc này, nhưng phải trả một giá quá đắt là mất phần riêng tư trong những ngày cuối của đời ḿnh, cũng như không c̣n th́ giờ giao du với bạn bè. Nhưng lương tâm, trách nhiệm được đặt lên hàng ưu tiên.Theo thống kê th́ hiện nay ở Mỹ có hơn 4 triệu cháu ở với ông bà.

Cháu đối với ông bà

Khi được hỏi các cháu nghĩ ǵ về ông bà th́ câu trả lời thường là: ông bà vui tính, thông cảm được, thương yêu nhẹ nhàng. Ông bà là người tin cẩn để tâm
sự khi có vấn đề không nói với cha mẹ được.

Ông bà thường kể lại nguồn gốc của gia đ́nh, ḍng họ. Những tư tưởng, khuôn phép về đạo đức, đặc tính của gia tộc thường được ông bà rỉ rả nói để
gây dựng một căn bản tốt lành trong tâm khảm các cháu. Chỉ bằng sự có mặt thôi, ông bà cũng mang lại cho các cháu một niềm tin, một sự an tâm thế hệ, cũng như sự trường tồn của gia đ́nh. Ông bà c̣n là mối trung gian, hoà giải khi các cháu có những khác biệt với cha mẹ.

Cháu nh́n ở ông bà như mẫu người để cháu noi gương, bắt chước, như người
thầy truyền lại cho cháu những kinh nghiệm, kiến thức thu lượm trong suốt
cuộc đời. Ông bà là nơi an toàn để cháu nương tựa, khi cần.

Nếu cứ thuận buồm xuôi gió th́ t́nh giữa ông bà và các cháu nhẹ nhàng diễn
ra. Ông bà tới thăm cháu, cháu tới thăm ông bà. Quà cáp trao đổi. Điện thoại thăm nom. Mà ông bà cũng đừng quên bố mẹ chúng. Con cái từng than phiền: Bây giờ bố mẹ tôi chỉ hỏi han đến thằng cu thôi, c̣n chúng tôi th́ bị lăng quên rồi. Đến thăm cũng nên báo trước, tránh xáo trộn chương tŕnh của con, cháu.

Ngang trái trong t́nh ông bà-cháu 

Cuộc đời có những bất hạnh, rủi ro nhiều khi không hẹn mà đến. Cháu thiếu t́nh thương hoặc mẹ hoặc cha. Đôi khi thiếu cả hai.

Ngày nay người ta ước lượng tới 24% con sống với mẹ, 3% sống với cha và 4% không cha không mẹ. Chỉ có 69% con có cả cha lẫn mẹ. Cha mẹ  không  c̣n yêu nhau nữa. Không ḥa thuận. Sẩy đàn, tan nghé. Ông bà lại ghé vai gánh vác, lănh trách nhiệm phụ giúp nuôi cháu ḿnh. Thực là cháu bà nội tội bà ngoại hoặc ngược lại.

Cũng có trường hợp, con c̣n quá trẻ để có thai hay lập gia đ́nh, rồi khi có
cháu, lại cũng phải nhờ tới sự giúp đỡ của ông bà, vật chất cũng như tinh thần.

Nhiều ông bà mang cháu về nuôi nấng, dậy dỗ, thay cha mẹ chúng. Các cháu khi tới tuổi hiểu biết, có những nỗi buồn vắng cha mẹ, cũng như bạn bè đàm tiếu, ông bà lại lo giải quyết.

Nhiều nhà xă hội học cho ư kiến là ta nên nói rơ hoàn cảnh bố mẹ chúng ,
kẻo khi chúng t́m ra sự thực th́ sẽ mất nốt niềm tin chót c̣n lại ở ḿnh.
Cũng có trường hợp, khi vợ chồng chúng nó nửa đường đứt gánh, nó mang cháu ḿnh ra đi, rồi giận cá chém thớt, không cho ông bà gặp cháu, gây đau ḷng cho cả già lẫn trẻ. 

Mong rằng những dứt t́nh này ít xẩy ra, để tấm thân già khỏi phải gia nhập các tổ chức nhân quyền. Để đ̣i quyền làm ông bà, như hiện đang có tại một vài quốc gia Âu Mỹ.

Posted on Tuesday, June 14 @ 17:54:22 EDT by admin
 
Related Links
· More about Tuổi Hạc
· News by admin


Most read story about Tuổi Hạc:
Ba Ly Cà Phê Thôi Nhỉ

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tuổi Hạc


 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang