Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810435
page views since June 01, 2005
Vận Động Nhân Quyền Trong Khối ASEAN

Tin Tức Thời Sự 

Tổ Chức Dân Sự Tẩy Chay Đối Thoại Với Các Chính Phủ ASEAN

Bản Tin Mạch Sống

 

Cha-Am, Thái Lan, 23/10/09 – Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của khối ASEAN, nhiều đại diện của các tổ chức xã hội dân sự đã bước ra khỏi phòng họp để phản đối khi 5 thành viên trong nhóm họ bị cấm tham dự cuộc tiếp xúc với thủ lãnh của các chính phủ ASEAN.

 

Nhóm đại diện này được đề cử bởi 500 đại diện của các tổ chức phi chính phủ tại buổi họp ngày 19 đến 21 tháng 10, ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu. Phái đoàn này gồm một đại diện cho mỗi quốc gia ASEAN. Theo thể thức đã được thoả thuận, các vị lãnh đạo chính phủ sẽ tiếp xúc với phái đoàn đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự để trao đổi về các vấn đề nhân quyền.

 

Tại hội nghị thượng đỉnh này, khối ASEAN ra mắt Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Chính Phủ, được thành lập chiếu theo Hiến Chương ASEAN. Hiến chư ơng này được công bố ngày 20 tháng 11, 2007 tại Tân Gia Ba.

Cô Trần Thị Thu Thuỷ, đại diện cho Việt Nam trong phái đoàn tiếp xúc với các chính phủ ASEAN



Trong giai đoạn hình thành uỷ ban, các tổ chức xã hội dân sự thuộc các quốc gia ASEAN đã cùng nhau vận động để uỷ ban này có thẩm quyền theo dõi và chế tài các hành vi vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, chỉ có chính phủ Nam Dương, Thái Lan và Phi Luật Tân ủng hộ điều này. Các quốc gia phản đối kịch liệt nhất là Miến Điện, Việt Nam, Cambốt và Lào. Do sự chống đối này, cuối cùng Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Chính Phủ chỉ đóng vai trò giới hạn là tạo ý thức quần chúng về nhân quyền.

 

Trước tình hình ấy, các tổ chức xã hội dân sự vận động để có buổi họp hội ý với các thủ lãnh chính phủ ASEAN. Đề nghị này được chấp thuận. Tuy nhiên, khi danh sách của phái đoàn đại diện được công bố thì 5 quốc gia đã không thừa nhận người được đề cử đại diện cho quốc gia họ: Miến Điện, Cambốt, Lào, Phi Luật Tân, và Tân Gia Ba.

 

“Chính phủ Việt Nam tinh vi hơn; họ gửi đến Cha-Am những tổ chức do nhà nước lập ra và kiểm soát. Đó không phải là tổ chức phi chính phủ thực sự”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) nhận xét.

 

Theo Ông, các thể chế độc tài thường tạo dựng những tổ chức phi chính phủ trá hình như vậy để che mắt quốc tế, và các tổ chức này thay vì  là NGO thì được gọi là GONGO, viết tắt của Government Operated NGO.

 

Việt Nam đã cử 30 đại diện của 16 tổ chức GONGO như vậy đến Cha-Am, như Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Phụ Nữ, Tổng Công Đoàn Lao Động, v.v. Các đại diện đến từ Việt Nam đều lập luận theo chính sách của nhà nước và do đó chính phủ Việt Nam đã dễ dàng chấp nhận người đại diện cho Việt Nam trong phái đoàn của các tổ chức xã hội dân sự.

 

Người đại diện này là Cô Trần Thị Thu Thuỷ, Đồng Giám Đốc của tổ chức “Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam-Trung tâm Tư liệu các Tổ chức Phi Chính phủ” tiếng Anh là VUFO-NGO Resource Center (VUFO là viết tắt của Vietnam Union of Friendship Organizations).

 

Để làm đối trọng cho phái đoàn GONGO từ Việt Nam, BPSOS cử một phái đoàn ba người gồm người đại diện cho một tổ chức hoạt động trong nước, cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees đại diện Liên Minh CAMSA, và một người Mỹ gốc Việt. Bất chấp sự phản đối của phía GONGO Việt Nam, phái đoàn này đã đưa được vào bản tuyên ngôn chung của các tổ chức xã hội dân sự lời kêu gọi cải tổ khung luật: “Các chính phủ ASEAN cần xét lại luật pháp và chính sách nhằm bảo đảm sự bảo vệ đầy đủ các quyền tự do căn bản, đặc biệt là tự do ngôn luận, hội đoàn, hội họp, và tôn giáo.”

 

Năm 2010, Việt Nam sẽ là chủ tịch luân phiên của ASEAN và do đó cũng sẽ là chủ tịch đầu tiên của Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Chính Phủ ASEAN.

 

Các thành viên của uỷ ban này do các chính phủ đề cử gồm có: Dr. Sriprapha Petcharamesree (Thailand), H.E. Om Yentieng (Cambodia), Mr. Rafendi Djamin (Indonesia), Bounkeut Sangsomsak (Lao PDR), Pehin Datu Imam Dato Paduka Seri Ustaz HAJI AWANG ABDUL HAMID BAKAL (Malaysia), Kyaw Tint Swe (Myanmar), Rosario G. Manalo (the Philippines), Richard Magnus (Singapore), và Đỗ Ngọc Sơn (Viet Nam), với nhiệm kỳ 3 năm.

Posted on Monday, October 26 @ 02:06:56 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tin Tức Thời Sự
· News by ngochuynh


Most read story about Tin Tức Thời Sự:
Nhân Quyền Cho Việt Nam

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Tức Thời Sự


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang