Ls. Bùi Đăng Khoa
Kính thưa quư vị, trong những năm làm luật sư, tôi vẫn nhớ đến một câu chuyện trong bài tập về một em bé tên là Brian Dailey. Câu chuyện này được kể như sau:
Trong khoảng thời gian 1951, có một em nhỏ tên là Brian Dailey (5 tuổi) đă đến thăm gia đ́nh của một người thân, Naomi Garratt. Cô Naomi này, không rơ là bao nhiêu tuổi, có một người chị tên là Ruth Garratt. Người chị này là một người lớn, nhưng câu chuyện không nhắc đến tuổi của cô ta.
Theo lời nói của em nhỏ Brian, trong lúc em Brian đang ngồi ngoài sân th́ cô Ruth ra ngoài để t́m cái ghế ngồi xuống. Em Brian t́nh nguyện nhường cái ghế của ḿnh cho cô Ruth. Nhưng v́ người nhỏ nên em Brian không kịp thời đẩy cái ghế cho cô Ruth ngồi. V́ thế, cô ta đă té xuống sàn và găy xương hông khi cô ngồi xuống ghế.
Theo lời của cô Naomi th́ em nhỏ Brian đă cố t́nh rút cái ghế khi cô định ngồi xuống. V́ vậy, em nhỏ này đă cố t́nh gây thương tích cho cô ta.
Câu chuyện này không nói rơ là ai nói thật. Đương nhiên toà vẫn phải xử theo lời khai của một bên. Sau khi kiện lên toà án thượng thẩm, vụ này đă được giao lại cho toà dưới xử về một điều khoản: em Brian có biết là cô Ruth sẽ ngồi xuống hay không? Tuổi tác của em chỉ quan hệ đến sự hiểu biết của em mà thôi.
Câu chuyện nêu trên là để giải thích những sự kiện khó khăn khi người gây thương tích là em nhỏ.
Kính thưa quư vị, trách nhiệm của cha mẹ là sự an bài tự nhiên. Nhưng trong một quốc gia đầy luật lệ, trách nhiệm này không thể nói bằng lời lẽ suông mà phải nói bằng luật pháp của xă hội.
Trách Nhiệm Của Cha Mẹ Dưới Luật H́nh Sự
Luật của mỗi tiểu bang mỗi khác. Sau đây là trường hợp điển h́nh:
Em nhỏ từ 17 tuổi trở lên sẽ được coi như người lớn. Nếu dưới 17 tuổi, em nhỏ này sẽ được xử dưới luật gia đ́nh (trừ khi toà xác nhận em là người lớn).
Thông thường, những vụ phạm pháp của những em vị thành niên, cha mẹ không phải chịu trách nhiệm về h́nh sự. Đương nhiên, những vụ liên quan đến sự điều khiển của cha mẹ là ngoại lệ. Thí dụ như người cha đưa khẩu súng cho đứa con nhỏ th́ sẽ bị phạm pháp. Thêm nữa, nếu người mẹ không cho con đi học, th́ người mẹ bị coi như là phạm pháp. V́ thế, những hành động nào mà người cha hoặc người mẹ có thể quyết định th́ luật h́nh sự đổ trách nhiệm này cho cha mẹ. Đương nhiên, không v́ hành động cố t́nh của một người con dưới tuổi thành niên mà phải bắt cha mẹ chúng được.
Trách Nhiệm Của Cha Mẹ Dưới Luật Dân Sự
Trong điều luật gia đ́nh 41.001 (1), cha mẹ hoặc người có trách nhiệm quản thúc hoặc dạy dỗ phải chịu trách nhiệm cho những vụ bất cẩn gây ra bởi em nhỏ. Điều khoản luật này c̣n ấn định thêm trách nhiệm của cha mẹ hoặc người săn sóc nếu như việc xảy ra do sự cố t́nh của em nhỏ.
Trong điều luật gia đ́nh 41.001 (2), cha mẹ hoặc người giám hộ chỉ có trách nhiệm bồi thường nếu em nhỏ trên 10 tuổi nhưng dưới 18 tuổi khi sự thiệt hại gây ra bởi sự cố t́nh hoặc cố ư của em. Thêm vào điều khoản này là luật 41.002. Luật này giới hạn việc bồi thường cho những thiệt hại gây bởi sự cố t́nh hoặc cố ư là 25,000 Mỹ kim.
Khi đọc kỹ hai điều khoản luật gia đ́nh này, chúng ta cũng thấy là sự giới hạn 25,000 Mỹ kim chỉ áp dụng khi em nhỏ từ 10 tuổi tới 18 tuổi làm những hành động cố t́nh hoặc cố ư gây thiệt hại cho người khác. Điều luật này không giới hạn những thiệt hại gây ra bởi sự bất cẩn của em nhỏ. Thêm vào đó, luật không giới hạn tuổi tác của các em nhỏ khi sự thiệt hại cho người khác gây ra bởi sự bất cẩn của em nhỏ.
Đây không có nghĩa là lúc nào cha mẹ cũng có trách nhiệm với con em. Nếu nói về trách nhiệm bất cẩn của con em th́ phải hiểu là cha mẹ chỉ chịu trách nhiệm nếu sự bất cẩn của cha mẹ đă gây ra việc bất cẩn của con em. V́ thế, phải có sự bất cẩn của cha mẹ th́ cha mẹ mới có trách nhiệm phải bồi thường.
Thí dụ như gần đây, tôi đă được cơ hội đại diện cho hai cha con trong vụ đụng xe với người thứ ba. Người đưa đơn kiện nói rằng người cha bất cẩn khi đưa xe cho người con lái và gây ra thiệt hại cho người đưa đơn. Đơn kiện nói rằng người cha phải bồi hoàn tất cả sự thiệt hại gây ra bởi người con v́ việc bất cẩn của người cha. Theo vụ kiện này và những vụ xử trước đây, người cha không thể bất cẩn được v́ người con có bằng lái xe của tiểu bang. V́ vậy, người cha không thể chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra bởi người con.
Kết Luận
Theo những điều luật nêu trên, trách nhiệm của cha mẹ được chia ra làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, cha mẹ thông thường không có trách nhiệm trong những vụ h́nh sự của con em trừ khi cha mẹ có phần trách nhiệm giám hộ hành động đó. Trong trường hợp thứ hai (dân sự), cha mẹ và người giám hộ đều có trách nhiệm với con em nếu như những hành động đó gây ra bởi sự bất cẩn của cha mẹ. Nếu sự việc gây ra thiệt hại do sự cố t́nh hoặc cố ư, cha mẹ chỉ có trách nhiệm với con em từ 10 tuổi tới 18 tuổi mà thôi. Gần giống như luật mới nêu trên, vụ xử của em Brian sau khi xuống toà dưới em phải bồi thường 11,000 Mỹ kim cho bà Ruth (cha mẹ bất cẩn để con nhỏ cố t́nh phạm lỗi).
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]