Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27895740
page views since June 01, 2005
Hội Ngộ Của Cựu Nạn Nhân Buôn Người

Chống Buôn Người

Cựu Nạn Nhân Buôn Người Hội Ngộ Ở Houston

 

Đúng ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, cựu nạn nhân của vụ buôn người từ Việt Nam sang đảo American Samoa đã rủ nhau về Houston từ nhiều tiểu bang để đánh dấu 10 năm từ ngày họ rời bỏ đất nước đi lao động.

 

Tại buổi hội ngộ hi hữu này, được tổ chức ở nhà hàng Ocean Palace, còn có sự hiện diện của những người đã giúp giải cứu cho số nạn nhân này vào cuối năm 2000 và tiếp tục bênh vực quyền lợi cho họ trong suốt thời gian qua.

 

 

Ban tổ chức trao giải thưởng vinh danh cho Đại Sứ Luis CdeBaca, 04/07/09 (ảnh BPSOS)



Trong phần phát biểu mở đầu, Đại Sứ Luis CdeBaca, Giám Đốc Văn Phòng Theo Dõi và Bài Trừ Nạn Buôn Người của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bày tỏ niềm vui mừng hội ngộ trong sự cảm động:

 

Đại diện cho Tổng Thống Obama và Ngoại Trưởng Clinton, tôi chào mừng các bạn. Tôi rất mừng khi thấy các bạn đã vượt qua biết bao trở ngại để tái lập cuộc sống. Các bạn chứng minh rằng công lý đã thắng.

 

Đại Sứ CdeBaca, trước đây là công tố viên của Bộ Tư Pháp, chính là người đã truy tố Ông Kil Soo Lee, Tổng Giám Đốc hãng may Daewoosa American Samoa. Ông Lee đã toa rập với hai công ty quốc doanh Việt Nam để đưa trên 250 công nhân đến hòn đảo lãnh thổ của Hoa Kỳ này. Tại đây họ bị bóc lột nặng nề và rồi bị hành hung khi từ chối lao động không công. Qua vụ truy tố này Đại Sứ CdeBaca đã tiếp xúc với rất nhiều nạn nhân. Ông cũng đã về Việt Nam để đưa gần hai mươi công nhân trở lại Hoa Kỳ làm nhân chứng sau khi bị hồi hương.

 

Tiếp theo Đại Sứ CdeBaca là cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees. Ông giải thích về diễn tiến của cuộc giải cứu và ca ngợi sức mạnh tinh thần của các nạn nhân mặc dù trong hoàn cảnh hết sức khốn cùng. Đại Sứ Rees, khi còn làm việc ở Quốc Hội, là người đã tham gia thảo đạo luật chống buôn người của Hoa Kỳ. Đạo luật này được thông qua cuối năm 2000 và là căn bản pháp lý để giải cứu cho nạn nhân cũng như để truy tố Ông Lee. Đại Sứ Rees cũng là người khám phá ra vụ buôn người này và giới thiệu nạn nhân với một luật sư bạn đang hành nghề tại American Samoa cũng như kêu gọi sự giúp đỡ của BPSOS cho các nạn nhân.

 

Bà Susan French, cũng là công tố viên của Bộ Tư Pháp trong vụ truy tố Ông Lee, cho biết là bà luôn để những tấm hình chụp chung với các công nhân Việt trong vụ Daewoosa American Samoa trên bàn làm việc.

 

“Mỗi ngày đi làm tôi đều xem những tấm hình này. Chúng nhắc nhở tôi lý do và ý nghĩa của công việc tôi làm”, Bà French chia sẻ cảm tưởng.

 

Bà nhắc lại niềm vui mừng khi trên cùng chuyến bay từ American Samoa đến Honolulu, bà chứng kiến Ông Lee bị còng tay bởi cảnh sát liên bang còn các nạn nhân thì hoàn toàn tự do trên đường đến Hoa Kỳ định cư. Ông Lee hiện đang ở tù tại Honolulu với bản án 40 năm.

 

Ngoài vụ truy tố hình sự do Bộ Tư Pháp thực hiện, Ông Lee còn bị kiện dân sự. 

Nữ luật sư Virginia Lynn Sudburry, người đã giúp các nạn nhân trong vụ kiện dân sự, chảy nước mắt khi gặp lại những cựu nạn nhân. Bà ta bày tỏ niềm vui mừng không kể siết khi gặp lại những người công nhân mà hai vợ chồng bà đã từng giúp đỡ khi họ còn kẹt trong sự kiểm soát của Ông Lee. Kết quả của vụ kiện dân sự là Toà Án Thượng Thẩm của Hoa Kỳ ở American Samoa tuyên án Ông Lee và hai công ty quốc doanh Việt Nam phải bồi thường cho các công nhân tổng cộng 3.5 triệu Mỹ kim.

 

Các cựu công nhân ở đảo American Samoa sau đó đã tiếp xúc với những ân nhân của họ để tâm sự, chụp hình lưu niệm, và ngỏ lời tri ân. Phần chiếu lại những tấm ảnh thời xa xưa khi còn ở đào American Samoa, khi các công nhân vừa đến Honolulu, và trong buổi hội ngộ ngày hôm nay, đã tạo xúc cảm mạnh cho mọi người.

 

“Dự án kế tiếp của chúng tôi là đòi chính phủ Việt Nam phải trả khoản bồi thường theo lệnh toà. Với tiền lãi, có lẽ số tiền bồi thường nay đã lên đến 5 triệu Mỹ kim”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, phát biểu trong sự tán thưởng của mọi người.

 

BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) đã tham gia trong việc trợ giúp và giải cứu cho các nạn nhân từ đầu. Sau đó BPSOS tiếp tục trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân và giúp đỡ nhiều người trong việc đưa thân nhân ở Việt Nam đến Hoa Kỳ đoàn tụ gia đình và tái lập cuộc sống ở Hoa Kỳ. BPSOS cũng đã liên tục vận động để các nạn nhân được trở thành thường trú nhân.

 

“Nay các bạn đã là thường trú nhân, một bước quan trọng để trở thành công dân Hoa Kỳ. Các bạn cần chú tâm nhiều đến vấn đề hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ, hướng dẫn con cái trong học vấn và ngành nghề, và đóng góp vào cho những giá trị nhân bản của đất nước này”, Ts. Thắng đúc kết buổi hội ngộ.

 

Buổi hội ngộ 10 năm được chủ xướng bởi nhóm cựu công nhân American SamoaHouston, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của văn phòng chi nhánh BPSOS ở Houston. Tổng cộng có trên 80 người trong nhóm cựu công nhân American Samoa và 60 quan khách tham dự buổi hội ngộ.

 

Posted on Friday, July 10 @ 14:19:31 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang