Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809826
page views since June 01, 2005
MS85 - 08/09: Chiếu Khán Không Di Trú và Chiếu Khán Du Học Sinh

Tị Nạn

L.S. Phạm Minh Tuấn
T.T. Dịch Vụ SOS

Dường như nhiều người ở Hoa Kỳ đều biết cách bảo lãnh thân nhân qua chiếu khán “di trú” (immigrant visa). Vì vậy, kỳ báo hôm nay, tôi xin đề cập về “Chiếu Khán Không Di Trú” (Nonimmigrant Visa) nếu thân nhân của mình không hội đủ tiêu chuẩn để xin chiếu khán di trú.

Theo luật di trú của Liên Bang Hoa Kỳ, khi một công dân Hoa Kỳ muốn bảo lãnh thân nhân trong gia đình (vợ chồng, hôn thê, con cái, cha mẹ hay anh chị em), thì thân nhân của bạn được xếp vào thành phần “di trú”. Ngược lại, nếu bạn bảo lãnh thân nhân sang Mỹ theo diện di cư để đầu tư (E-1/E-2 Treaty Trader/Treaty Investor), kinh doanh (L-1), lao động (H-1B và H2), du lịch (B1/B2), và du học (F-1) thì người ấy sẽ được xếp vào diện “không di trú”. Tuần này tôi muốn chú tâm về một trong hai diện chiếu khán có hiệu lực cho công dân Việt Nam, đó là F-1 (chiếu khán du học).



Chiếu Khán Du Học Sinh (F-1 Student Visa)

Một người công dân nước ngoài muốn xin sang Hoa Kỳ để theo học một trường đại học (university hay college), trường trung học hay tiểu học (trường tư), trường đạo, trường tu viện (seminary school), hoặc trường dạy sinh ngữ đều có thể nạp đơn F-1 theo diện du học sinh tại toà đại sứ Hoa Kỳ ở quốc gia mình.

Theo luật di trú được ban hành từ ngày 1 tháng giêng năm 2003, các sinh viên ngoại quốc có thể xin chiếu khán du học (F-1 Student Visa) bằng thủ tục sau đây:

1. Giấy chứng nhận của một trường đã được sự chấp thuận của sở di trú. Khi bạn liên lạc với một trường nào ở Hoa Kỳ thì trường ấy sẽ cho bạn biết họ có chương trình dành cho người ngoại quốc hay không. Chương trình này thường được gọi là Dịch Vụ Cho Sinh Viên Ngoại Quốc, “International Student Services” (ISS). Trước khi xin chiếu khán du học, bạn phải được nhận vào một trong những trường này.

2. Một khi bạn đã được nhận vào một trong những trường nói trên, nhà trường sẽ cấp cho bạn đơn di trú I-20 để điền đơn.

3. Kế tiếp, bạn sẽ nộp đơn I-20 tại toà đại sứ Hoa Kỳ gần nhất nơi cư trú của bạn để xin chiếu khán. Khi nạp đơn, bạn phải chứng minh là bạn có đầy đủ ba điều kiện sau: (1) Một sinh viên Việt Nam muốn sang Mỹ du học cần có chứng chỉ TOEFL (Test of English as a Foreign Language) hoặc IELTS để chứng minh người ấy thông thạo Anh Văn; (2) Bạn phải chứng tỏ rõ ràng là bạn chỉ có ý định sang Hoa Kỳ để du học chứ không phải muốn định cư tại Hoa Kỳ (xin xem phần giải thích sau); (3) Bạn phải chứng minh rằng mình có đủ khả năng về mặt tài chánh để tự lo cho mình và học phí trong thời gian cư trú tại Hoa Kỳ để đi học.

Giấy Tờ Cần Thiết Ðể Xin Chiếu Khán Du Học Ra Sao?

1. Bạn cần nạp đơn DS-156 và DS-158. Tuỳ theo lý lịch của bạn, bạn có thể cần thêm đơn DS-157;

2. Hộ Chiếu có hiệu lực ít nhất sáu tháng kể từ ngày nộp đơn;

3. Hai tấm hình chụp theo kiểu hình hộ chiếu;

4. Ðơn I-20 và giấy chấp nhận của trường;

5. Bằng chứng để chứng tỏ bạn có đủ tài chánh;

6. Một ngân phiếu $100.00 U.S. có thể đọc bằng máy điện toán (Machine Readable Money Order).

Ai Có Thể Xin Chiếu Khán Du Học, Trẻ Em Có Ðược Không?

Bất cứ người nào hội đủ điều kiện trên đều có thể xin chiếu khán du học dù người ấy học đại học, trung hay tiểu học (trường tư), trường đạo, trường tu viện (seminary school), hoặc trường dạy sinh ngữ. Trẻ em học tiểu học hay trung học không được học trường công lập. Các em phải xin học trường tư vì các em thuộc diện công dân nước ngoài và cũng không phải là thường trú nhân (permanent resident) của Hoa Kỳ cho nên không được hưởng những trợ cấp dành cho học sinh sinh sống tại Mỹ. Ở Hoa Kỳ có rất nhiều trường tư, nhất là những trường đạo.

Ý Ðịnh Sang Hoa Kỳ Chỉ Ðể Du Học Là Sao?

Theo bài trình bày của số báo vừa rồi, khi một công dân Mỹ muốn bảo lãnh thân nhân trong gia đình (vợ chồng, hôn thê, con cái, cha mẹ hay anh chị em), thì thân nhân của bạn được xếp vào thành phần “di trú”. Ngược lại, nếu bạn bảo lãnh thân nhân sang Mỹ theo diện di cư để đầu tư, kinh doanh, lao động (H-1B và H2), du lịch (B1/B2), và du học (F-1) thì người ấy sẽ được xếp vào diện “không di trú”. Sự khác biệt giữa diện chiếu khán di trú và chiếu khán không di trú có ảnh hưởng rất lớn đến việc xin vào thường trú nhân (Permanent Resident) và xin vào quốc tịch Hoa Kỳ (Naturalization).

Vì F-1 là diện chiếu khán không di trú (nonimmigrant visa), luật di trú liên bang Hoa Kỳ không cho phép người ngoại quốc viện cớ sang Hoa Kỳ theo diện không di trú với ý định xin định cư luôn tại Mỹ. Ðiều này được coi là một sự gian dối. Toà đại sứ Hoa Kỳ sẽ nhấn mạnh điều này khi họ từ chối đơn chiếu khán. Nếu bạn đã được gia đình nộp đơn xin bảo lãnh (đơn I-130), hoặc bạn không còn thân nhân bên Việt Nam, toà đại sứ có thể dựa theo bằng chứng này để kết luận là bạn có ý định muốn định cư luôn tại Mỹ. Tôi cũng muốn nói thêm rằng toà đại sứ Hoa Kỳ cũng sẽ nhìn kỹ về mặt tài chánh của bạn để quyết đoán về ý định của bạn sang Hoa Kỳ là gì.

Tuy vậy, bạn có thể nhờ một luật sư di trú giúp bạn trình bày một lá đơn và nêu bằng chứng cho thấy bạn chỉ có ý định sang Hoa Kỳ để du học, du lịch, hoặc đầu tư. Hơn nữa nếu bạn có đủ điều kiện sau khi sang Hoa Kỳ để thân nhân xin bảo lãnh, chuyển sang diện lao động (H-1B & H2), hoặc kinh doanh (L-1) thì sau đó bạn vẫn có thể xin chuyển giấy tờ qua đơn I-130 hoặc đơn I-539.

Nếu Tôi Ðã Bị Từ Chối Trước Kia Thì Tôi Có Thể Xin F-1 Visa Lại Ðược Hay Không?

Một khi bạn đã bị từ chối chiếu khán xin du học hoặc du lịch, bạn có thể xin bổ túc hồ sơ và nạp đơn lại tại toà đại sứ. Mỗi khi nạp đơn thì bạn phải chứng minh những điều kiện nêu ra như trên đều đã được hoàn tất. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận mỗi khi nộp đơn, nhất là ý định và tài chánh của bạn. Khi bạn nạp đơn quá nhiều lần mà đều bị bác bỏ, toà đại sứ sẽ nghi ngờ và có thể ảnh hưởng đến những đơn chiếu khán khác sau này. Sau khi bị từ chối chiếu khán du học hoặc du lịch ba lần, toà đại sứ có thể sẽ cấm bạn nạp đơn lại trong vòng sáu tháng. Vì vậy bạn nên kiếm một luật sư di trú để giúp bạn bổ túc hồ sơ. Tóm lại, một khi bị từ chối, bạn vẫn có thể xin bổ túc hồ sơ và nộp đơn lại, hoặc bạn có thể nạp đơn qua một diện nào khác nếu bạn hội đủ tiêu chuẩn.

Mong rằng bài phân tích trên giúp quí độc giả hiểu thêm về chiếu khán du học, F-1 Visa. Kỳ tới, tôi sẽ giải thích thêm nhiều cách khác để thân nhân và con em bên Việt Nam có thể sang Mỹ theo những diện không di trú (Non-Immigrant Visa) khác. Nếu bạn còn thắc mắc, xin liên lạc văn phòng để lấy hẹn tham khảo.

Xin Lưu Ý:

Vì luật di trú là một trong những luật lệ khúc mắc nhất, quí vị nên tham khảo với một luật sư di trú để tìm hiểu thêm về tình trạng và quyền lợi của riêng mình. Bài phân tích trên chỉ nói sơ qua về một khía cạnh của luật di trú. Vì vậy, quí vị không nên dùng bài này để thay cho lời tham khảo với luật sư của mình. Chúng tôi khuyến khích quí vị tham khảo với một luật sư di trú trước khi nạp hồ sơ cho bất cứ điều gì đến Sở Di Trú để tránh bớt trở ngại sau này. Mỗi trở ngại không những có thể liên quan đến diện di trú và quyền lợi của thân nhân quí vị ở Việt Nam mà còn có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của riêng bạn tại Hoa Kỳ.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, July 08 @ 10:19:40 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tị Nạn
· News by ngochuynh


Most read story about Tị Nạn:
Tị Nạn ở Thái Lan: Bảo Vệ Pháp Lý

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang