Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27893018
page views since June 01, 2005
MS82 - 05/09: Chung Cư Dành Cho Người Cao Niên - Phần 2

Phát Triển CĐ

Định Nguyên

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày tiếp về đề tài “Các Loại Chung Cư Dành Cho Người Cao Niên.” Bài viết trước đề cập đến 3 loại chung cư: a) loại 1 dành cho người còn khỏe, không cần phải được chăm sóc mỗi ngày; b) loại 2 dành cho người cần được chăm sóc mỗi ngày nhưng chưa đến độ phải toàn thời gian; và c) loại 3 dành cho người cần được chăm sóc nhiều, hầu như toàn thời vì họ rất yếu hoặc bị lẫn nặng.

Hỏi: Bài viết trước đề cập đến 3 loại chung cư lão. Dù cụ cao niên ở trong nhà riêng hoặc trong một chung cư lão, con cái nên để cho các cụ tự lập phần nào tùy theo khả năng của mỗi cụ chứ không nên bắt các cụ để cho con cái làm hết, coi như cụ không còn khả năng tự lo tối thiểu. Có thể cho biết thêm chi tiết?

Đáp: Thống kê cho biết là 80% các cụ trên 65 tuổi vẫn khá tinh tường và mạnh khoẻ. Khoảng 20% các cụ không khoẻ hoặc tinh tường đủ để hoàn toàn tự lo, nhưng những cụ này vẫn còn tự lo được phần nào. Nếu con cái nghĩ rằng các cụ bây giờ yêu đuối như trẻ em hai, ba tuổi và không thể làm bất cứ việc gì trong nhà, cụ sẽ không vui, hoặc thành ra bị lệ thuộc một cách không cần thiết. Một khi chúng ta già đi, mắt, tai, vị giác, và trí nhớ sẽ kém, và có thể dễ cảm cúm hơn xưa. Tuy nhiên, khoa học có thể giúp loài người đối ứng một số triệu chứng bệnh già như giải phẫu để lột cờm ở mắt, máy nghe để giúp người bị lãng tai, in sách khổ chữ lớn để người mắt kém đọc, v.v. Một số cụ bị kém trí nhớ đã có sáng kiến dùng giấy bút để ghi những gì cần phải nhớ: đó cũng là một cách đối ứng với một trong những khó khăn của tuổi già. Khớp xương bị phong thấp nặng thì bây giờ có phẫu thuật thay khớp xương. Nhờ những sáng kiến của người cao niên và những sáng chế của khoa học, người cao niên còn tham dự được vào khá nhiều sinh hoạt. Bởi vậy, khi cụ vẫn có thể làm được và muốn làm việc nhẹ trong nhà của cụ, con cái nên để cụ làm thì tinh thần cụ sẽ sảng khoái và yêu đời hơn.



Hỏi: Khá nhiền người trung niên cũng sống với một cơ thể không hoàn hảo, thí dụ: họ bị dị ứng nặng, đau lưng kinh niên, nhức đầu vì bệnh “thiên đầu thống”, v.v. Vậy người cao niên cũng có thể sống một đời sống gần như bình thường tuy cơ thể không còn hoàn hảo như lúc trẻ chứ?

Đáp: Đúng vậy. Trong quyển “Khi Cha Mẹ Già Yếu” (You and Your Aging Parents), bà Barbara Silverstone và bà Helen Kandel Hyman có cho một số thí dụ như sau. Sau một cơn bệnh hiểm nghèo hoặc một cái té nặng đến nỗi gãy xương, có cụ bình phục và sống một cách gần bình thường vì chịu khó uống thuốc, nghe theo lời bác sĩ căn dặn, và tham dự những lớp giúp người mới lành tập luyện gân cốt. Có cụ thì bỏ cuộc vì không còn đủ ý chí phục hồi lại khả năng. Có cụ để cho bệnh phong thấp giam mình trong phòng vì cụ không còn nghị lực chống lại cái đau và đi đây đi đó. Trái lại, có cụ khác cũng bị phong thấp, nhưng tập thể dục để bớt đau nhức và tiếp tục đi chơi như xưa, tuy bây giờ cụ phải chống gậy và bước đi thì chậm hơn trước rất nhiều.

Hỏi: Xin cho biết thêm chi tiết về cách chọn chung cư lão?

Đáp: Theo tài liệu hướng dẫn của tờ Smart Money (Biết Cách Tiêu Tiền), có rất nhiều khác biệt giữa các chung cư lão. Chúng ta phải đến tận nơi để duyệt xem chung cư có được hay không. Tuy đang khoẻ mạnh, người cao niên nên chọn chung cư có y tá phòng khi cần. Ta nên xem khu khám bệnh có được giữ sạch sẽ và bệnh nhân được đối xử tử tế hay không. Nếu có mùi nước tiểu hoặc mùi hôi gì đó thì đó là dấu hiệu nhân viên nơi ấy không chăm chỉ làm việc để giữ vệ sinh.

Hỏi: Trong bài viết lần trước có nói là các cụ nên ở trong chung cư lão loại đa dạng vì họ có cả 3 khu trong một trung tâm: khu cho người cao niên còn tự lo được, khu cho người cần được chăm sóc có giới hạn, và khu cho người cần được chăm sóc toàn thời gian vì quá yếu hoặc bị lẫn nặng. Vậy ở chung cư lão đa dạng này có tốn kém lắm không? Và nếu có thì khoảng bao nhiêu tiền?

Đáp: Chung cư lão đa dạng (continuing care community) tốn khoảng 3,000 đến 3,300 Mỹ Kim mỗi tháng dựa theo thống kê giá trung binh trên toàn quốc. Ở vùng giá hạ thì tốn khoảng 2,800 Mỹ Kim và ở vùng mắc mỏ như California, ngoại ô Hoa Thịnh Đốn, Boston hoặc Nữu Ước thì giá cao hơn và có thể lên đến gần 4,000 Mỹ Kim một tháng. Tiền đặt cọc khoảng 70,000 cho đến 130,000 Mỹ Kim. Khi người cao niên cần uống thuốc đều đặn, nhân viên sẽ theo dõi và cho uống đúng theo toa bác sĩ, giống như y tá lo cho bệnh nhân trong bệnh viện. Khi mình không tỉnh táo hoặc quá mệt, dễ quên uống thuốc hoặc dễ lộn thuốc thì rất nguy hiểm đến tính mạng nên cần những dịch vụ này. Nếu mình ở chung cư lão không có dịch vụ y tế kể trên thì mình sẽ phải thuê một hãng bên ngoài cung cấp dịch vụ này với giá hơn 100 Mỹ Kim mỗi tuần.

Hỏi: Chung cư lão đa dạng có 3 thể chế chăm sóc người cao niên, từ ít tới nhiều. Giá trung bình mới liệt kê ở trên là giá trung bình bao gồm cả 3 thể chế chăm sóc. Nếu một chung cư lão không có chương trình chăm sóc toàn thời gian, mà chuyên về chăm sóc có giới hạn, thì giá cả thế nào?

Đáp: Thống kê cho biết là loại chung cư lão có chăm sóc giới hạn khoảng 2,900 Mỹ Kim một tháng. Họ bao những thứ sau đây: 3 bữa ăn mỗi ngày, giặt quần áo và chăn mền cho các cụ, chở các cụ đi chợ và mua sắm, và nhắc các cụ uống thuốc theo toa bác sĩ. Nếu cần thêm dịch vụ tắm rửa và thay quần áo, họ sẽ đòi cụ thêm tiền. Chung cư lão có chăm sóc toàn thời gian khoảng 6,400 Mỹ Kim một tháng vì cần có nhiều nhân viên hơn để phục vụ các cụ.

Hỏi: Nếu ở chung cư lão không đa dạng, thí dụ như chung cư chuyên về chăm sóc người cao niên giới hạn, thì sau một vài năm, có thể cụ cần chăm sóc nhiều hơn và phải dọn đến chung cư lão có chăm sóc toàn thời. Gia đình của cụ nên chuẩn bị những gì và phải làm sao?

Đáp: Đại diện của một số chung cư lão chăm sóc có giới hạn đôi khi giải thích không rõ ràng cho gia đình của cụ cao niên, làm cho thân nhân tưởng là có thể để cụ ở đó nhiều năm. Lắm khi chỉ vài ba năm sau, họ yêu cầu gia đình chuyển cụ đi một chung cư lão có chăm sóc toàn thời gian vì bệnh tình của cụ nặng hơn và họ không thể phục vụ được nữa.

Hỏi: Như vậy cũng khá rắc rối cho cụ và thân nhân. Để bớt phiền toái về sau, người cao niên và con cái có nên điều tra thêm về mỗi chung cư trước khi nộp đơn xin vô không?

Đáp: Biết càng nhiều thông tin về những chung cư lão này càng tốt và tránh được rất nhiều phiền toái sau này. Cụ và thân nhân có thể đến một chung cư lão để ăn thử một bữa coi đầu bếp nấu ăn ra sao. Ngoài ra ta có thể hỏi các cụ đang ở chung cư lão đó xem họ nghĩ gì về chung cư họ đang ở. Thân nhân có thể hỏi ban quản trị chung cư lão là có mấy nhân viên làm ca đêm bởi vì nếu chỉ có 1 nhân viên làm đêm mà có đến mấy trăm cụ ở trong chung cư thì không đủ lo cho an ninh và nhu cầu bất ngờ ban đêm của người cao niên. Ngoài ra, chính phủ tiểu bang có danh sách các chung cư lão vi phạm điều lệ vệ sinh và an toàn của tiểu bang. Ta có thể nghiên cứu danh sách đó. Nếu chung cư tương đối vi phạm ít hơn trung bình thì có thể chấp nhận được bởi vì không có nơi nào hoàn hảo cả. Sau khi chọn được chung cư lão hợp ý, gia đình của cụ nên thuê một luật sư chuyên về luật cao niên để duyệt lại hợp đồng của chung cư trước khi ký tên. Chỉ mất $400 hoặc $500 cho luật sư mà tránh được nhiều phiền phức và tốn kém lớn lao sau này.

Hỏi: Có khá nhiều loại chung cư lão với nhiều loại dịch vụ khác nhau. Hợp đồng thuê chung cư lão chắc phức tạp hơn là hợp đồng thuê nhà bình thường?

Đáp: Đúng thế. Bất cứ hợp đồng nào cũng có nhiều điều khoản mà ta phải am hiểu trước khi ký tên. Thí dụ thứ nhất: họ có tăng tiền mỗi năm vì vật giá leo thang không. Thí dụ thứ hai: sau khi ký hợp đồng và vô ở một thời gian, cụ thấy không vừa ý và muốn dọn ra khỏi chung cư, thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Họ có thể phạt gần hết khoảng tiền đặt cọc lớn lao ($70,000 - $130,000). Thí dụ thứ ba: nếu cụ qua đời trước khi hợp đồng hết hạn, thì họ sẽ hoàn lại bao nhiêu tiền cho gia đình?

Hỏi: Như ông cảnh giác lúc nãy, gia đình của cụ cao niên nên thuê luật sư chuyên môn về luật cao niên để xét kỹ hợp đồng trước khi gia đình và cụ ký tên. Nếu hợp đồng cho phép điều đình, thì luật sư chuyên môn có thể giúp gia đình điều đình để thay đổi một số điều khoản để giảm bớt tiền phạt nếu sau này có gì trục trặc. Giá cả mỗi địa phương một khác tùy theo nơi mình ở. Vậy còn yếu tố nào khác gây ra sự khác biệt về nguyệt phí của mỗi chung cư lão không?

Đáp: Có chứ. Thí dụ: Chung Cư Lão A có tỉ số 8 cụ cao niên cho mỗi nhân viên. Họ có thể đòi 3,200 Mỹ Kim một tháng. Chung Cư Lão B có tỉ số 20 cụ cao niên cho mỗi nhân viên. Họ có thể đòi $2,000 một tháng. Chung Cư B rẻ hơn. Nhưng càng ít nhân viên thì các cụ càng ít được chăm sóc và vệ sinh càng kém hơn. Khi cụ yếu đến độ phải có nhân viên đút đồ ăn cho cụ, thì cụ ít khi được cho ăn no nếu chung cư thiếu nhân viên phục dịch về vấn đề này.

Hỏi: Có khi nào hai chung cư có đầy đủ nhân viên như nhau, nhưng phẩm chất chênh lệch không?

Đáp: Ta nên đặt câu hỏi là nhân viên của chung cư lão có chăm chỉ và được huấn luyện kỹ lưỡng không? Yếu tố này quan trọng lắm. Người điều hành của chung cư phải có lương tâm và mẫn cán thì nhân viên mới được đào tạo đầy đủ và chịu phục vụ các cụ cho đàng hoàng. Nếu nhân viên không được đào tạo đầy đủ thì không có khả năng lo cho các cụ chút nào.

Hỏi: Đúng vậy. Nhưng nói chung, các vị cao niên mỗi năm một yếu thêm và các giác quan cũng bớt bén nhạy. Bởi vậy các cụ càng ngày càng bớt giao du và đi chơi vì sức khoẻ kém, mắt yếu, tai nghe không rõ, v.v. Chúng ta có thể làm gì để giúp cho các cụ đỡ buồn trong khi các cụ cảm thấy như là tuổi già làm các cụ bị mất mát nhiều thứ?

Đáp: Tuổi già làm cho thế giới của mình mỗi ngày một thu hẹp lại, dần dần thu nhỏ chỉ bằng khu xóm của mình khi mình không còn khả năng đi thăm thân nhân và bạn bè ở cách mình mấy cây số. Sau đó, thế giới của mình thu nhỏ hơn nữa, bằng cái nhà của mình khi mình không còn khả năng ra khỏi nhà, và sau cùng bằng phòng ngủ của mình khi mình bị liệt giường. Chúng ta hầu hết ai cũng sẽ qua những giai đoạn này. Tuy nhiên, một số cụ chịu đựng được nhiều hơn một số cụ khác, có thể nhờ sức mạnh tinh thần trời cho, và tình gia đình thắm thiết và liên hệ mật thiết với con cháu và cộng đồng. Có những cụ nghĩ là các mất mát của tuổi già là lẽ tự nhiên và không cảm thấy buồn khổ lắm. Nói chung, nếu cụ có vẻ không chịu nổi những mất mát của tuổi già, thì con cháu, anh chị em, và bạn bè nên ân cần thăm hỏi để mang lại chút vui cho cụ.

Hỏi: Khi cụ bà hoặc cụ ông bị tuổi già và bệnh tật làm sinh hoạt bị giới hạn hơn trước, người phối ngẫu của cụ có bị ảnh hưởng gì hay không?

Đáp: Hai tác giả Silverstone và Hyman cho biết là đa số những cặp vợ chồng cao niên lâm vào tình trạng sau đây: khi một cụ phải nằm nhà vì yếu, sinh hoạt của cụ kia cũng bị giới hạn vì phải ở nhà để theo dõi sức khoẻ của người phối ngẫu. Tuổi già và bệnh tật của một cụ sẽ làm cho cả hai cụ bị mất mát giống nhau. Lúc đó bạn bè, láng giềng, và con cháu của các cụ nên dành thời giờ đến thăm các cụ.

Hỏi: Sau khi cụ về hưu, thu nhập của cụ giảm đi và bảo hiểm sức khoẻ Medicare không trả nhiều tiền thuốc như bảo hiểm sức khoẻ của hãng cho khi cụ còn đi làm. Cụ lại phải đi bác sĩ, bệnh viện và mua thuốc nhiều gấp bội so với tuổi trung niên. Đây có phải là một khó khăn lớn mà các cụ thường gặp phải hay không?

Đáp: Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nó liên quan đến thu nhập của người cao niên. Lúc này, con cái có tiền nên vui vẻ tặng cha mẹ mình tiền để hai cụ sống thoải mái hơn là điều tốt và lý tưởng. Tuy nhiên một số cụ cảm thấy là mình không còn là người hoàn toàn hữu dụng so với lúc trước, khi các cụ còn khả năng giúp con cháu và xã hội thay vì nhận sự giúp đỡ của họ. Khả năng tự lo liệu bị giảm thiểu, thu nhập và khả năng giúp đỡ người khác bị giảm thiểu, và sinh hoạt cộng đồng cũng bị giảm thiểu. Nhưng ít ra vị cao niên chủ hộ vẫn còn là một chủ hộ thực sự. Đến một lúc nào đó, biểu tượng cuối cùng của vai trò người chủ hộ, tức là mình ở trong nhà riêng của mình, cũng mất đi khi cụ phải vào chung cư lão. Một số trong các cụ cao niên bị vấn đề tâm lý vì những lý do kể trên. Tuy nhiên, một số cụ khác thì hoàng toàn không bị ảnh hưởng về vấn đề tâm lý này. Dầu sao đi nữa, con cháu nên thông cảm nếu tính tình của cha mẹ hoặc ông bà của mình thay đổi phần nào khi tuổi đã cao, nhất là sau khi sức khoẻ hoặc trí nhớ bị suy giảm nhiều.
(Xin xem tiếp Phần 3 của số báo tới.)

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Monday, April 20 @ 14:29:09 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Phát Triển CĐ
· News by ngochuynh


Most read story about Phát Triển CĐ:
Dùng sở trường và ưu thế

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly

 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang