Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27892570
page views since June 01, 2005
CAMSA: Giải Toả Một Trường Hợp Khó Khăn

Chống Buôn Người

Công Nhân Lao Động Ngoài Nước Trước Kinh Tế Suy Thoái:
Một Phương Hướng Giải Quyết Ổn Thoả Cho Chủ Và Người Lao Động

LTS: Nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái ngày càng ảnh hưởng đến người Việt đi lao động ở ngoại quốc. Nhiều công nhân bị mất việc trước thời hạn hợp đồng. Trường hợp của 28 công nhân Hồng Nam thuộc Bang Kedah, Malaysia, dưới đây cho thấy rằng nếu chủ và công nhân biết điều, thông cảm và hợp tác với nhau thì có thể cùng nhau giảm thiểu những khó khăn cho cả đôi bên. Trong vụ này, Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam đã đóng vai trò trung gian để tìm một giải pháp ổn thoả. Văn phòng này, đặt ở Bang Penang, được thành lập tháng 4 năm 2008 do sự phối hợp của Liên Minh CAMSA và tổ chức Tenaganita.

Grace Vu

HONG NAM là một công ty chuyên sản xuất các trang thiết bị điện tử có trụ sở chính đặt ở Bang Kedah, ở Tây Bắc của bán đảo Malaysia.  Hiện tại có 28 công nhân cả nam và nữ đang làm việc tại đây. Họ đi qua các công ty cung ứng lao động Việt Nam như OSC, VILEXIM, HITECO, PETROSETCO. Một số công nhân đến Malaysia ngày 28 tháng 8 năm 2006, một số đến ngày 4 tháng 9 năm 2006 và số khác đến Malaysia ngày 1 tháng 3 năm 2007. Lương thoả thuận hàng tháng giữa công nhân và công ty tối thiểu là 771.75 RM (tương đương với 214 USD) một tháng.



Trong những năm tháng vừa qua làm việc cho công ty này tập thể công nhân rất hài lòng về công việc cũng như vấn đề lương bổng. Tuy nhiên, các công nhân có thắc mắc hai điều: 1) vì sao công ty lại cắt trừ chi phí điện nước 8-22 RM /người/tháng (tương đương 2.2-6 USD) vào lương của họ; 2) vì sao công ty lại trừ 160 RM (tương đương 44.4 USD) vào lương của họ khi công ty phát xe đạp cho công nhân làm phương tiện đi lại từ ký túc xá đến công ty. Trong hợp đồng ghi rất rõ ở khoản 1 điều 7 là “Công ty cung cấp miễn phí chỗ ăn ở, điện nước cho công nhân…” và điều 14 là “Công ty cung cấp phương tiện đi lại phù hợp miễn phí cho công nhân…”.

Ngày 4 tháng 12 năm 2008 ông tổng giám đốc công ty cho triệu tập công nhân và giải thích với họ về tình hình khó khăn của công ty rằng do ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu nên công ty không đảm bảo việc làm bình thường cho công nhân. Ông đề nghị công nhân nếu ai muốn về nước thì ghi tên, công ty sẽ mua vé cho họ về nước, còn nếu công nhân nào muốn ở lại làm việc thì sẽ làm 2-4 ngày/tuần hoặc tùy theo tình hình thực tế của công ty. Một số công nhân muốn về nên đã ghi danh.

Vài ngày sau đó không thấy công ty thông báo thêm tin tức gì về ngày về nước. Tập thể công nhân đã rủ nhau nghỉ làm. Công ty đã hai lần cho người đến ký túc xá của công nhân nhắc nhở công nhân đi làm trở lại. Công nhân vẫn không chịu đi làm.

Hiện tại công nhân đi làm có 2 hoặc 4 ngày một tuần, lương hàng tháng thấp nhất là 132 RM (tương đương 37 USD) và cao nhất là 568 RM (tuơng đương 158 USD).

Ngày 12 tháng 12 công nhân lên văn phòng hỏi công ty ngày về nước thì công ty trả lời rằng, ai muốn về thì viết một đơn tình nguyện xin về nước, nộp tiền thì công ty sẽ mua vé hộ chứ công ty hoàn toàn không chịu trách nhiệm trước sự quyết định về nước của công nhân.

Công nhân rất hoang mang, lo lắng. Họ đã tìm đến văn phòng Penang xin sự giúp đỡ. Nhân viên văn phòng hướng dẫn họ bước đầu tiên là đi báo cáo Cục Lao Động địa phương để họ đến tận công ty điều tra tình hình thực tế.

Ngày 15 tháng 12 một số công nhân đại diện đi báo cáo Cục Lao Động Sungai Pentani. Quan chức chịu trách nhiệm vụ việc này hứa sẽ điều tra và giúp đỡ công nhân giải quyết tình hình.

Ngày 18 tháng 12 năm 2008 nhân viên văn phòng đã đến công ty trực tiếp làm việc. Kết quả như sau:

1)       Công ty thực sự có gặp khó khăn vì ảnh hưởng tình hình kinh tế toàn cầu. thời gian làm khoảng 2-4 ngày/tuần không ổn định. Công ty có giải thích rõ với công nhân điều này. Công ty cũng đông viên công nhân cứ nên đi làm bình thường và họ sẽ trả lương căn bản cho công nhân nhưng công nhân cùng nhau quyết định không đi làm. Công nhân muốn về nước ngay.

2)       Công ty cũng giải thích thêm là hiện tại mua vé về Việt Nam rất khó nên họ cần thời gian.

3)       Công ty có thu tiền điện nước của công nhân vì lý do công nhân tự nấu rượu để uống và bán nên tiền điện và nước lên rất cao. Công ty cho biết họ trừ một phần chi phí điện nước vào lương của công nhân nhằm hai mục đích: 1) Kiểm soát được phần nào việc sử dụng điện nước quá tải của công nhân; 2) Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện nước của công nhân.

4)       Công ty có thu tiền đặt cọc xe đạp mỗi người 160 RM từ phía công nhân. Số tiền này sẽ được hoàn lại khi công nhân về nước. 

Về phía công nhân Việt Nam, họ mong muốn về ngay, lo sợ ở lại đi làm không đủ ăn. Hơn nữa cũng không có người giải thích cho họ một cách tường tận để họ hiểu thấu, cùng hợp tác với công ty trong lúc khó khăn này.

Buổi làm việc với công ty có hai nhân viên Văn Phòng Hỗ Trợ Công Nhân Việt Nam tại Penang, hai nhân viên phòng nhân sự của công ty, 6 công nhân Việt Nam, và 2 công nhân người Hoa. Các bên đồng ý với việc phàn nàn của công nhân cũng như lời giải thích từ phía công ty. Văn phòng Penang đã giúp công nhân và công ty thảo một đơn thoả thuận ngắn gọn. Dưới đây là những điểm chính trong văn bản thoả thuận:

Về phía công nhân: Tập thể công nhân tất cả đồng ý về nước. Công nhân phải dọn vệ sinh nhà ở và khu vực xung quanh trước khi về nước. Công nhân Việt Nam phải sơn lại nhà ở cho sạch sẽ (sơn sẽ do công ty cung cấp).

Về phía công ty:

1)     Trả vé máy bay từ Penang về Việt Nam cho công nhân;

 

2)     Trả lại tiền đặt cọc xe đạp cho công nhân là 160 Rm mỗi người;

 

3)     Trả thuế Levy cho công nhân cho những tháng còn lại;

 

4)     Sắp xếp phương tiện đưa công nhân từ công ty ra sân bay Penang;

 

5)     Công ty sẽ không thu bất kỳ một khoản chi phí nào khác từ công nhân.

 

Ngày 24-12-2008 công ty điện thoại cho biết họ đã mua được vé cho công nhân về nước vào ngày 5 tháng 1 năm 2009.

Posted on Saturday, February 07 @ 21:08:19 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang