Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27810392
page views since June 01, 2005
Tố Cáo Kẻ Buôn Người

Chống Buôn Người

Công Nhân Về Từ Jordan

Khiếu Nại Và Tố Cáo Kẻ Buôn Bán Họ

 

LTS: Ngày 19 tháng 2, 2008 Ông James Shen, Tổng Giám Đốc hãng may W&D Apparel (Sơn Hoa) ở Jordan, đưa cảnh sát và nhân viên bảo vệ đến hành hung để bắt 176 công nhân đang đình công trở lại làm việc. Ngày 27 tháng 2, Liên Minh CAMSA phối hợp thành công cuộc giải cứu cho số công nhân này. Qua áp lực quốc tế và của chính phủ Jordan, chính phủ Viêt Nam đã bỏ ý định áp lực họ quay lại làm việc, và chấp nhận đưa 156 công nhân về nước. Hiện còn 105 công nhân vẫn còn kẹt ở Jordan. Họ tiếp tục bị bóc lột và áp chế bởi Ông James Shen. Phân nửa số công nhân này đã nhiều lần xin hồi hưong nhưng không được. Còn số 156 công nhân đã về nước thì đang đối đầu với nợ nần và nguy cơ mất nhà mất cửa do bị ngân hàng siết. Trong thời gian qua, hàng chục công nhân đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Bộ Trưởng Lao Động Thương Binh Xã Hội, Viện Kiểm Sát, Ban Thanh Tra, Uỷ Ban Nhân Dân, Hội Phụ Nữ và các báo chí để kêu gọi điều tra và xử lý các môi giới và công ty xuất khẩu lao động. Dưới đây là một trong những đơn kiến nghị ấy.

 

 

Công nhân đang ký đơn khiếu kiện và tố cáo (ảnh CAMSA)



Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

 

Đơn Kiến Nghị

 

Tôi tên là: Nguyễn Thị Vân (sinh ngày 15/09/1986)

Quê quán: Đội 11, Xóm Nghi Xuân, Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An


Tôi muốn trình bày một số sự việc như sau:

 

Tôi được công ty Da Giầy tiếp nhận tuyển dụng đưa sang Jordani lao động xuất khẩu tại nhà máy may Sơn Hoa. Trước lúc đi tôi đã đóng cho công ty một khoản tiền, bao gồm: tiền đặt cọc 1.200 USD; tiền khám sức khoẻ 500.000 VND; tiền làm visa 20 USD; tiền đồng phục 200.000 VND; tiền hồ sơ 50.000 VND. Ngoài ra còn các khoản tiền khác như tiền làm hộ chiếu 800.000 VND (làm lấy gấp), tiền chi phí đi lại ăn ở từ ngày xét tuyển cho đến lúc bay. Với những khoản tiền trên tôi đóng làm nhiều lần khác nhau. Nhưng chỉ có duy nhất một lần tôi nhận được phiếu thu tiền (biên lai). Còn lại những lần khác tôi đã năm lần bảy lượt trực tiếp đến công ty hỏi (chưa kể gọi điện), thì người công ty nói là giám đốc đi vắng nên không có chữ ký và dấu. Ngoài ra họ còn bảo là “cũng không cần phải có biên lai vì dù sao trước lúc ra sân bay thì mọi giấy tờ liên quan đều bị thu lại hết, người lao động không được phép giữ bất kỳ một thứ gì.” Còn vấn đề hợp đồng thì lúc ký họ chỉ đưa tôi từng tờ một để ký và điểm chỉ, ký xong họ thu lại. Ngay cả hợp đồng cũng không được đọc chứ nói gì đến chuyện giữ. Mọi giấy tờ liên quan đều bị thu lại, tôi không được giữ một thứ gì. Khi tôi đề cập đến vấn đề học tiếng và học định hướng, thì người công ty bảo là không cần… Đó là một việc làm không bình thường mà sau này tôi mới nhận ra.

 

Sang đến nơi khi nhận phòng, cất hành lý, tôi đi cùng mọi người xuống xưởng sản xuất và bắt tay làm việc luôn. Tôi đã tuân thủ mọi quy định mà nhà máy đề ra, nỗ lực làm việc cố gắng hết sức mình. Ngày nào cũng như ngày nào đều làm việc từ 7:30 sáng đến 10 h – 11 h đêm mới nghỉ. Người ta giao cho tôi làm một lúc hai công đoạn. Nhưng tôi không được hưởng mức lương như trong hợp đồng đã ký. Mặc dù tôi đã đi làm được 9 ngày, trong đó có hai ngày tôi đã được lĩnh lương (với hai ngày công đó tôi đã được nhận 10 USD và còn 4,5 USD nhà máy giữ lại chuyển sang tháng sau; tổng cộng hai ngày công của tôi được 14,5 USD). Tình trạng này tôi sợ mình phải lăn theo vết xe đổ của những người đi trước. Vì những người đi trước họ đã làm được năm tháng, nhưng không tháng nào là tháng không phải đề xuất lên ông chủ về việc lương lậu. Chính vì vậy mà tôi cảm thấy không yên tâm đi làm trong lúc lương lậu lại mập mờ như vậy. Ở đây tôi đi làm trong ba năm, không phải ba tháng nên tôi cần một câu trả lời rõ ràng (giấy trắng mực đen) từ phía ông chủ. Vậy là tôi cùng với mọi người đã có ý kiến lên ông chủ. Đồng thời gọi điện về cho phía công ty cung ứng và môi giới để nhờ họ đứng ra can thiệp giúp. Nhưng kết quả không chỉ không khá hơn mà còn tệ hơn thế. Chính vì vậy mà tôi quyết định đứng lên cùng mọi người đình công đòi quyền lợi cho chính bản thân mình.

 

Lúc đình công chúng tôi đã liên tiếp gửi ba lá đơn lên ông chủ với nội dung là yêu cầu ông chủ trả lương đúng như hợp đồng đã ký cho chúng tôi yên tâm đi làm việc. Nhưng ông chủ không những không chấp nhận mà còn cho cảnh sát và nhân viên nhà máy vào đánh đập, hành hung chúng tôi… (tôi đã có bằng chứng cụ thể). Tôi đã phải sống trong cảnh đối xử tệ bạc, bị hành hung như một súc vật. Vậy mà không có ai biết đến và bênh vực. Khi gọi điện thoại về công ty cung ứng xuất khẩu lao động thì được báo là nhầm máy… Đại sứ quán Việt Nam tại Jordani thì chưa có. Một điều đáng sợ là luật pháp ở nước bạn không bảo vệ cho chúng tôi mà còn nối giáo cho giặc, tiếp tay cho ông chủ để đàn áp chúng tôi. Tính mạng của tôi cũng như mọi người lúc đó như ngàn cân treo sợi tóc; kẻ bị thương người bị ốm. Rồi điều rất may đến với chúng tôi đó là báo Tuổi Trẻ lên tiếng và chính phủ Việt Nam biết đến nên đã cử đại diện sang Jordani đàm phán giải quyết mua vé cho chúng tôi về nước.

 

Từ ngày tôi về nước tới nay, mặc dù công ty đã ba lần gọi tôi lên giải quyết thanh lý hợp đồng, nhưng cả ba lần đó, tôi đều không đồng ý. Vì lần thứ nhất công ty tính ra tôi còn nợ công ty số tiền rất lớn đó là 1.568,13 USD (trong đó có 600 USD tiền vé máy bay; 968,13 USD tiền người lao động phải bồi thường cho công ty Sơn Hoa ở Jordani). Còn lần thứ hai và lần thứ ba thì công ty bảo hiện tại người lao động còn nợ công ty một khoản tiền rất lớn, nhưng xét về hoàn cảnh hiện tại thì người lao động không thể trả được cho công ty, vì vậy mà công ty sẽ xí xoá món nợ cho tôi. Ngoài ra công ty sẽ hỗ trợ cho tôi 150 USD với điều kiện là tôi phải viết đơn xin hỗ trợ và cam kết là sau khi thanh lý hợp đồng hai bên sẽ xoá bỏ mọi vướng mắc, vấn đề liên quan và tôi không được kiện cáo ra toà nữa.

 

Bản thân tôi xuất thân từ nông thôn. Để sang Jordani lao động, tôi đã phải vay nợ ngân hàng hai chục triệu đồng, chưa đủ còn vay nặng lãi ngoài. Nay tôi bị đối xử tàn tệ, được Chính Phủ can thiệp cứu giúp nên mới về được đến nhà, không bị bỏ mạng nơi xứ người là một điều hết sức may mắn. Tuy nhiên, món nợ đã và đang tiếp tục đeo đẳng tôi, lãi mẹ đẻ lãi con, tôi không biết ngày nào mới có thể trả được. Tôi không cả dám về nhà, vì sợ về nhà người ta lại đến đòi nợ thì không biết ăn nói thế nào khi trong nhà không còn cái gì đáng giá để bán, chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Thực sự tôi đã bị đẩy đến bước đường cùng.

 

Vậy tôi gủi đơn này đến quý cơ quan, hòng mong được cứu giúp để tôi đòi lại được quyền lợi (sự công bằng) của chính bản thân mình.

 

Tôi yêu cầu phía công ty cung ứng xuất khẩu lao động đưa tôi đi lao động Jordani:

 

1)      Hoàn trả lại toàn bộ chi phí ban đầu cho tôi.

2)      Bồi thường cho tôi vì công ty đã vi phạm hợp đồng.

3)      Bồi thường về vật chất và tinh thần, sức khoẻ cho tôi, sau tất cả những gì mà cảnh sát và nhân viên nhà máy đã gây ra cho tôi (đánh đập và hành hung dã man).

 

Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của quý cơ quan.

 

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Hà Nội ngày 30/07/2008

 

Người làm đơn ký tên

Nguyễn Thị Vân

 

Posted on Monday, October 27 @ 13:54:58 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang