Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27897253
page views since June 01, 2005
Buôn Người Ở Mã Lai

Chống Buôn Người

Buôn Người Việt Ở Mã Lai

Chuyện Hi Hữu: Công Nhân Khiếu Kiện Chủ Nhân

 

Thực hiện chính sách “xoá đói, giảm nghèo”, Việt Nam ngày càng gởi thêm công nhân đi lao động ở ngoại quốc. Công nhân Việt được gởi đông nhất đến Mã Lai: 130,000. Đáng trách là chính quyền Việt Nam cũng như toà đại sứ của họ ở Mã Lai đã không có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của công dân tha hương cầu thực.

 

Luật lao động của Mã Lai rất bất lợi cho công nhân ngoại quốc: họ không được quyền biểu tình; chủ nhân có quyền tịch thu giấy tuỳ thân của họ; ra đường không có giấy tuỳ thân, họ sẽ bị bắt; nếu bị sa thải, họ bị trục xuất trong vòng 24 tiếng. Chủ nhân tha hồ khai thác những điều luật bất công này để bóc lột, bạc đãi, và quịt tiền lương của họ. Một hình thức quịt phổ biến là chủ nhân khất tiền lương cho đến khi không còn khất đaược nữa thì sa thải công nhân và giao họ cho cảnh sát để tống xuất. Khi ra khỏi Mã Lai, công nhân xem như “chào thua”.

 

Dưới đây là ba vụ điển hình nói lên những nhọc nhằn và nhục nhằn mà rất nhiều công nhân Việt phải gánh chịu hằng ngày ở Mã Lai.

 

Kiện chủ nhân: Công nhân Việt và LS Karina của UBCNVB, 22/05/07 (ảnh BPSOS)



Vụ Supreme Vegetables Food (SVF)

 

Tháng 2 năm 2006 hãng SVF mướn 6 phụ nữ Việt Nam sang làm việc. Đó là toàn bộ lực lượng nhân viên tại công ty sản xuất bánh kẹo nhỏ bé này ở thành phố Kulai thuộc miền Nam Malaysia. Họ bị tịch thu giấy tuỳ thân ngay khi vừa đặt chân đến Mã Lai và sau đó được sắp xếp cư ngụ tại một căn phòng nhỏ trong khu lao động. Mặc dù hợp đồng ghi lương tối thiểu là 486 Ringgits Mã Lai (khoảng 160 Mỹ kim) một tháng, công nhân chỉ nhận được 100 – 200 Mã kim một tháng, ngoại trừ hai người lãnh 400 Mã kim một tháng. Khoảng 3 tuần sau khi làm việc, ông chủ bắt các công nhân phải học tiếng Mã để hiểu được khẩu lệnh của ông ta. Ai không hiểu ông ta nói thì bị chửi mắng và tát tai. Sau một thời gian, ông ta đổi chiến thuật: bất cứ người nào không hiểu ông ta nói thì ông ta tát tai năm công nhân còn lại. Vào ngày 6/7/2006, một trong 6 công nhân sơ ý làm hỏng mẻ bánh; ông chủ đánh các công nhân bằng mỏ lết và giày đinh, làm 4 người bị chấn thương nặng, bị thâm tím tay, chân và đầu. Sau khi đánh họ xong, ông chủ đã nhốt cả 6 người trong phòng của công ty và bỏ đói họ 3 ngày.

 

Sau nhiều lần gọi điện cầu cứu Đại sứ quán Việt Nam và bên môi giới Việt Nam (AIC ở Tuyên Quang) thì họ đã được đại diện của công ty môi giới đến và yêu cầu cảnh sát mở cửa (được ông chủ khoá rất cẩn thận) và giải cứu 6 công nhân đang bị giam cầm. Họ được đưa đi bệnh viện và bác sĩ chẩn định họ bị chấn thương phần mềm do bị vật nặng đập mạnh. Sau đó họ được Toà Đại Sứ Việt Nam giúp chỗ ăn, ở. Công ty môi giới nhờ luật sư làm các thủ tục khiếu nại tới các cơ quan hữu trách. Công ty SVF đề nghị nhận 6 người trở lại làm việc với điều kiện miễn truy cứu các việc đã xảy ra. Cả 6 không chấp nhận và đã về lại Việt Nam. Công ty môi giới AIC hứa trả 10 triệu trong số 18.5 triệu đồng mà mỗi nữ công nhân phải đóng để được sang Mã Lai. Đến giờ số tiền này vẫn chưa được bồi hoàn trong khi mỗi công nhân phải trả 1.76 triệu đồng tiền lãi cho ngân hàng mỗi ba tháng.

 

Vụ Yikon

 

Trung tuần tháng 5, 2007 báo chí ở Việt Nam đăng tải trường hợp của 5 nữ công nhân Việt bị chủ nhân bóc lột sức lao động và cho người đánh đập đến bị thương tích trước khi trục xuất họ. Các nữ công nhân này về Việt Nam chỉ với một bộ quần áo trên người. Họ thuộc nhóm 26 nữ công nhân từ các tỉnh miền Nam được công ty môi giới Solavico đưa sang Mã Lai làm việc cho  Yikon Jewelley Industry, một hãng chuyên sản xuất các mặt hàng kim hoàn. Một số báo ở hải ngoại đăng lại tin này.

 

Tin tức từ báo chí rất hời hợt, không nói lên được thực tế phũ phàng. Số 26 phụ nữ này được hứa mức lương 480 tiền Mã (khoảng 160 Mỹ kim) mỗi tháng, nhưng trong thực tế chỉ được trả 360 Mã kim; sau khi chi trả cho các khoản tiền thuế, tiền nhà, điện nước thì chỉ còn lại khoảng trên 200 Mã kim, tương đương 75 Mỹ kim, một tháng, chỉ vừa đủ sống và trả tiền lãi ngân hàng. Sau nhiều lần yêu cầu công ty Solavico và Toà Đại Sứ Việt Nam ở Mã Lai can thiệp nhưng không thoả đáng, ngày 4 tháng 5, 26 công nhân này đình công. Một số công nhân xin về nước vì không chịu nổi sự bóc lột, nhưng chủ nhân không cho mà bắt họ đi làm lại. Sau nhiều ngày thương lượng qua lại, ngày 9 tháng 5 các công nhân đồng ý đi làm trở lại. Tuy nhiên chỉ được hai hôm, lúc 2:15 chiều, ông chủ, bà chủ công ty cùng một số người Mã Lai đến bắt chị Mỹ ra ngoài gặp họ trong lúc chị đang làm việc. Chị kiên quyết không ra thì bị họ đánh; một người nắm đầu, 2 người kềm tay, một người kềm sau lưng, còn người cuối thì đẩy chị vào phòng để đánh. Sau khi chị Mỹ bị bắt đi rồi, họ cho gọi chị Điểm đến gặp ông chủ. Vừa đến cửa, chị bị ông chủ lôi vào và bị 2 người xô đẩy đến mất thở. Chị Mỹ chạy lại đỡ thì bị liền bị đánh. Cả hai bị đưa ta sân bay. Sau đó chủ nhân và thuộc hạ lại xúm vào bắt chị Sữa lúc đang làm việc. Một số công nhân cản chặn thì bị đánh; có 2, 3 nữ công nhân bị đánh đến ngất xỉu. Chị Sữa xin ghé về ký túc xá để lấy hành lý nhưng ông chủ không cho. Hai nữ công nhân nữa cũng bị bắt để đưa về Việt Nam sau đó. Họ bị đưa về Hà Nội; mãi đến bốn ngày sau họ mới về đến Sài Gòn, vẫn chỉ một bộ quần áo mặc trên mình.

 

Trong bản tường trình, công ty môi giới và Toà Đại Sứ Việt Nam ở Mã Lai không nói gì đến sự việc các công nhân bị đánh đập.

 

Vụ Maytech

 

Tháng 2 năm 2006 hai nữ công nhân Việt đến từ Hà Giang phải trả 18.5 triệu đồng (khoảng trên một ngàn Mỹ  kim) cho công ty môi giới Việt Nam có tên là Hantech để được đưa đi Mã Lai làm việc cho hãng Maytech Plastic Enterprise, chuyên sản xuất các mặt hàng nhựa. Đặt tại Penang, hãng này có 7 nhân viên, gồm 5 người Việt và 2 người Nam Dương. Người quản lý hay nạt nộ, chửi mắng công nhân; theo dõi, kiểm soát họ; lục soát nơi ăn chốn ở của họ; bắt họ thường xuyên làm bản kiểm điểm. Mỗi tháng họ chỉ nhận được tương đương 40 đến 45 Mỹ kim, sau khi bị khấu trừ nhiều khoản. Số tiền này chỉ vừa đủ ăn và trả tiền lãi nợ ngân hàng. Ngày nào họ cũng phải làm thêm từ nửa đến một tiếng nhưng không được trả phụ trội. “Từ khi sang Malaysia làm việc, chúng em chưa gửi về cho gia đình được một đồng tiền nào để trang trải nợ nần”, một chị công nhân nói.

 

Công nhân ra đường không có lấy một mẩu giấy tuỳ thân vì đã bị chủ tịch thu. Có lần một chị công nhân người Việt bị cảnh sát bắt giữ. Công ty lãnh chị về và trừ tiền phạt vào lương tháng của chị. Trước sự đối xử bức bí như vậy, các công nhân Việt liên lạc với công ty môi giới Hantech để yêu cầu can thiệp nhưng họ từ chối. Sau 8 tháng làm việc một nữ công nhân Việt bị chủ đột ngột sa thải và tống xuất về Việt Nam. Một tháng sau lại một nữ công nhân nữa bị sa thải v à tống xuất. Công ty môi giới Hantech chỉ đồng ý hoàn trả một khoản tiền nhỏ cho hai chị, nại cớ rằng hai chị đã không hoàn tất hợp đồng lao động 3 năm. Cả hai đang gặp khó khăn vì không tìm được việc để sinh sống và trả nợ.

 

Qua những hồ sơ về SVF, Yikon, Maytech, và một số trường hợp nữa mà tôi theo dõi trong hai năm qua, thật khó tránh không cảm thấy xót xa cho người Việt mình. Hợp đồng lao động, trên nguyên tắc, là một thoả thuận trao đổi sòng phẳng và đồng đẳng giữa người có công và người có của. Trong thực tế điều này đã không xảy ra. Người có của hành xử như thể công nhân là vật sở hữu của họ, muốn đối xử ra sao cũng được, kể cả quịt lương, đánh đập và sỉ nhục phụ nữ.

 

Cộng đồng các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Mã Lai còn rất non yếu, nhất là trong lãnh vực chống buôn người thì đếm không đủ trên một bàn tay. Tổ chức Tenaganita (Sức Mạnh Phụ Nữ)  là tổ chức hàng đầu về phòng chống buôn người ở Mã Lai nhưng chỉ có 8 nhân viên toàn thời để đối phó với cả triệu công nhân có nguy cơ bị buôn bán. Chính quyền Mã Lai lại không có chương trình khuyến khích NGO, nhiều khi lại còn muốn cản trở công việc của họ. Vị chủ tịch của Tenaganita từng đi tù vì phanh phui điều kiện tệ hại của các nhà tù Mã Lai.

 

Thật là một trời một vực so với Đài Loan. Cộng đồng NGO ở Đài Loan đông đúc hơn nhiều và cũng có năng lực hơn nhiều. Riêng về phòng chống buôn người, Đài Loan có hàng chục hội đoàn lớn nhỏ. Chính phủ Đài Loan cấp ngân khoản đầy đủ cho họ mà lại còn khuyến khích các “cô dâu” và công nhân Việt lập hội đoàn để nhận cấp khoản. Chính Phó Tổng Thống Đài Loan, Bà  Annette Lu, đích thân lãnh đạo chính sách chống buôn người. Trong đại hội quốc tế về phòng chống buôn người tổ chức ở Đài Loan cuối năm 2005 tôi yêu cầu ban tổ chức mời người Việt thuyết trình. Hai phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan được mời để trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với các đại diện NGO và cảnh sát, một điều ngoài sức tưởng tượng đối với hoàn cảnh ở Mã Lai. Ban tổ chức hội nghị cũng mời LS Nguyễn Văn Đài đến từ Hà Nội thuyết trình về nạn buôn người ở Việt Nam. Còn tôi thì mời Thượng Toạ Thích Hằng Đạt từ Hoa Kỳ. Thầy Hằng Đạt, trước kia tu học ở Đài Loan, quen biết rộng trong cộng đồng Việt tại đây. Thầy cũng quen biết rộng trong cộng đồng Phật Giáo Đài Loan nên trong chuyến đi này đã tạo nhịp cầu truyền thông và liên lạc giữa hai cộng đồng Việt và Đài Loan. Đi cùng với Thầy Hằng Đạt, tôi gặp gỡ nhiều người Việt ở Đài Loan và hiểu ra rằng thực tế không hoàn toàn như báo chí Việt ngữ ở hải ngoại đăng tải. 

 

Trong cảnh thiếu vắng NGO ở Mã Lai, tôi thật may mắn quen biết những người và tổ chức hết lòng giúp đỡ công nhân Việt. Qua họ, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã can thiệp cho nhiều trường hợp thật hi hữu, tạo tiền lệ để bảo vệ quyền lợi không những cho công nhân Việt mà còn cho người lao động ngoại quốc nói chung.    

 

Trong vụ Maytech, chúng tôi hợp tác với một luật sư địa phương để giúp hai chị công nhân bị sa thải khiếu kiện chủ nhân ra Sở Quan Hệ Công Nghiệp của tiểu bang Penang, bước đầu trong một tiến trình có thể kéo dài. Ngày 10 tháng 5, 2007 một trong hai chị công nhân đã quay trở lại Mã Lai cho buổi hoà giải. Khi thấy chị trong phòng họp, chủ nhân sửng sốt vì đinh ninh rằng ông ta đã tống khứ được chị về nước. Ông ta tỏ thái độ tình nghi rằng chị đã trốn ở lại Mã Lai bất hợp pháp. Chị trưng dẫn chiếu khán cho thấy chị đã trở lại Mã Lai một cách hợp pháp, đường đường chính chính. Rốt cục chủ nhân vẫn không chịu hoà giải. Hồ sơ được chuyển cho Bộ Nhân Dụng để tiến hành khởi tố chủ nhân về các tội: khấu trừ quá mức tiền thuế, giam giữ người trái phép, tịch thu giấy tuỳ thân, trả lương dưới mức tối thiểu, không cung cấp cho công nhân bản hợp đồng lao động. Việc truy tố này có thể kéo dài vài năm. Trong khi đó hai chị công nhân vẫn phải gánh khoản nợ to lớn ở Việt Nam.

 

Điều trùng hợp thú vị là ngay lúc buổi hoà giải đang diễn ra, một luật sư của UBCNVB đã đến công tác ở Penang do lời mời và với sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. LS Karina Kirana, người Mỹ gốc Nam Dương, đến Kuala Lumpur và Penang để chia sẻ kinh nghiệm của UBCNVB về phòng chống buôn người và truy tố thủ phạm với các giới chức chính quyền, lãnh đạo NGO, và giáo sư đại học của Mã Lai. Cô Karina đã gặp chị công nhân người Việt này, xem như đại diện cho UBCNVB để cổ động tinh thần chị. Vụ khiếu kiện này, tuy chưa ngã ngũ, đã mở tiền lệ cho vụ khiếu kiện lớn hơn nhiều của các công nhân ở công ty Esquel Malaysia mà tôi sẽ trình bày trong một bài sau.

 

Chuyến đi của Cô LS Karina tạo thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp giúp củng cố sự hợp tác giữa UBCNVB và các tổ chức ở Mã Lai. Cô ta nói được tiếng Nam Dương và do đó có thể trao đổi với người Mã Lai bằng chính ngôn ngữ của họ--tiếng Nam Dương và Mã Lai rất gần với nhau, tương tự như giữa tiếng Thái và Lào. Điều này tạo cảm tình từ cả phía chính quyền và các tổ chức tư nhân. Hơn nữa cô lại là khách mời của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nên có vị thế đặc biệt để được tin tưởng. Nhờ vậy mà sau đó tôi đã mời thêm được một số tổ chức và cả một trường đại học lớn ở Mã Lai tiếp sức trong kế hoạch bảo vệ cho công nhân Việt Nam. Kết quả là một văn phòng đã bắt đầu hoạt động để bênh vực cho mọi công nhân Việt ở khắp Mã Lai. Tin tức về văn phòng này sẽ được công bố trong một ngày gần đây.

 

Bài tới: Công ty Esquel và trên một ngàn công nhân Việt
Posted on Sunday, March 23 @ 14:28:20 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Chống Buôn Người


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang