Cơ Quan Quốc Tế Giải Cứu Công Nhân Việt Ở Jordan
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển
Amman, Jordan - 02/27/08 – Thể theo yêu cầu của một tổ chức người Việt ở Hoa Kỳ, trưa nay nhân viên của một cơ quan quốc tế cùng với giới chức Bộ Lao Động Jordan đến hiện trường nơi xẩy ra vụ bóc lột và đàn áp trên 200 công nhân Việt, tất cả là phụ nữ ngoại trừ bốn thanh niên thợ máy.
Cuộc tiếp cứu xảy ra do sự phối hợp giữa Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và cơ quan International Organization for Migration (IOM) trong mấy ngày qua.

Cô Trần Thị Ánh bị đánh đến bất tỉnh dù
đang bệnh (ảnh của công nhân).
Cô Theodora Suter, đại diện tổ chức IOM, và giới chức Bộ Lao Động đi chung đều tỏ ra kinh hoàng trước cảnh tượng của những phụ nữ Việt nằm ngồi la liệt, với những vết bầm sưng do bị đánh đập và dấu hiệu suy nhược v́ đói. Cô Suter đặc biệt quan tâm đến t́nh trạng của chị Trần Thị Ánh, đang mê man và trong t́nh trạng bệnh nguy kịch.
Phần lớn các công nhân này được đưa đến Jordan trong ṿng 5 tháng qua để làm việc cho hăng W&D Apparel Jordan Corp, một công ty may mặc ở ngoại ô của thủ đô Amman. Trong hợp đồng chủ nhân cam kết trả 220 Mỹ kim một tháng nhưng trong thực tế phần lớn công nhân chỉ nhận được từ 80 đến 120 Mỹ kim.
Khi các công nhân đ́nh công để đ̣i chủ nhân tôn trọng hợp đồng th́ họ bị bỏ đói.
“Chúng em mỗi bữa chỉ được một chén cơm. C̣n những người đau bệnh không được thuốc men”, một nữ công nhân cho biết.
Họ cầm cự nhờ vào số ḿ gói và nước đường tích trữ từ trước nhưng rồi số thực phẩm này cũng cạn kiệt.
Khi 167 công nhân quyết định không đi làm và đ̣i hồi hương, chủ nhân đă cho nhân viên bảo vệ đến đàn áp, đánh đập họ thật dă man. Cảnh sát địa phương, thay v́ bênh vực lại tiếp tay với nhóm bảo vệ và xúm vào hành hung các công nhân.
Cũng theo chị nữ công nhân kể trên, “Họ rất to lớn. Họ nắm tóc và quật chúng em xuống đất như những con ếch. Làm sao mà chịu nổi”
“Chị Ánh bị bịnh nặng nằm trên giường cũng bị cầm tóc lôi xuống và dọng đầu vào thành giường đến bất tỉnh”, chị Nguyễn Thị Luyến tả lại cảnh hỗn loạn của vụ đàn áp.
Ngay khi được thông tin về vụ đàn áp, TS Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB, liên lạc ngay với các công nhân để thu thập dữ kiện và báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Qua sắp xếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ông đă làm việc chặt chẽ với tổ chức IOM để lập kế hoạch giải cứu cho số công nhân Việt Nam.
Theo kế hoạch, sáng sớm ngày hôm nay Cô Suter đến họp với Bộ Lao Động Jordan để tŕnh bày sự việc và yêu cầu can thiệp. Cùng lúc ấy một số công nhân đă kín đáo rời khỏi công ty và đến văn pḥng chi nhánh của Bộ Lao Động trong khu vực để yêu cầu can thiệp. Qua đường dây điện thoại, TS Thắng nối hai đầu với nhau: Văn pḥng chi nhánh chính thức xác nhận với Bộ Lao Động có công nhân Việt đang yêu cầu bảo vệ.
Dựa vào lư do ấy, hai tiếng đồng hồ sau Cô Suter và giới chức Bộ Lao Động đă đến công ty W&D. Sau một vài giằng co nhỏ với các nhân viên bảo vệ, các công nhân Việt đă gặp được phái đoàn và hướng dẫn họ vào khu nhà trọ, nơi đă xẩy ra và c̣n nhiều chứng tích của vụ đàn áp. Phái đoàn chụp h́nh quang cảnh ngổn ngang và hỏi han các phụ nữ ốm yếu và bị thương tích.
Để giải quyết t́nh trạng bất đồng ngôn ngữ, TS Thắng đă giúp thông dịch cho phái đoàn và các công nhân qua điện thoại.
Phái đoàn lập tức gọi bác sĩ cấp cứu để đưa gấp 5 nữ công nhân, trong đó có chị Ánh, đến bệnh viện với hai nữ công nhân đi kèm để săn sóc và trấn an.
Vào lúc 4 giờ chiều, vị Tổng Giám Sát của Bộ Lao Động đă có mặt tại hiện trường để điều tra và lập biên bản.
V́ các công nhân không nói được tiếng Anh, TS Thắng đă giúp thông dịch qua điện thoại.
“Chúng tôi rất cảm ơn cơ quan IOM, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đặc biệt là Bộ Lao Động Jordan. Bước kế tiếp là sắp xếp để đưa các công nhân về nước an toàn và sau đó là truy tố chủ nhân hăng W&D. Đây là một trường hợp buôn người điển h́nh”, TS Thắng nói.
Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển là một trong những tổ chức hàng đầu về chống buôn người trên thế giới và đă can thiệp cho nhiều chục vụ lớn nhỏ trong 9 năm qua. Cuộc giải cứu cho 250 công nhân Việt và Hoa ở American Samoa là một trong những vụ nổi tiếng—đó là vụ buôn người lớn nhất bị truy tố bởi chính phủ liên bang trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong một vụ rất lớn khác, UBCNVB đang can thiệp cho 1,300 công nhân Việt bị bóc lột nặng và đàn áp nặng nề bởi hăng Esquel Malaysia. Các luật sư của UBCNVB đă huấn luyện về pḥng chống buôn người cho nhiều cơ quan chính quyền và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Để đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực chống buôn người, gần đây UBCNVB phối hợp với một số tổ chức bạn để thành lập Liên Minh Chống Nô Lệ Tân Thời Tại Á Châu, tiếng Anh là Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA).
=================
Đọc thêm
Buôn Lao Động Ở Jordan: Công Ty Hoa Kỳ Tẩy Chay W&D Apparel
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1747
Công Bằng và Công Lư Thắng Ở Ngoài VN
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1398
Kêu Gọi Giúp Đỡ Hơn 200 Công Nhân Ở Jordan
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1242
Một Nữ Công Nhân Ở Jordan Phải Nhập Viện Trở Lại
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1241
Cơ Quan Quốc Tế Giải Cứu Công Nhân Việt Ở Jordan
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1240