Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27875345
page views since June 01, 2005
Buôn Người Việt Ở Mã Lai -- Bài 1

Chống Buôn Người

Người Việt Ở Mã Lai: Nỗi Nhọc Nhằn Câm Nín

Nguyễn Đình Thắng

 

LTS: Trong hơn hai năm qua, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã can thiệp cho hàng ngàn trường hợp công nhân Việt ở Mã Lai. Sau đây là loạt bài của TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành UBCNVB, về tình trạng buôn người và một số công việc của UBCNVB tại quốc gia này.

 

Đối với trên một trăm ngàn người Việt lao động ở Mã Lai, nếu phải so sánh thì Đài Loan là thiên đường. Thế nhưng chúng ta ở hải ngoại chỉ nghe đến tình trạng công nhân và cô dâu ở Đài Loan mà hầu như không biết gì về Mã Lai. Đã đến lúc cộng đồng người Việt ở hải ngoại cần quan tâm đến số trên một trăm ngàn công nhân Việt ở Mã Lai và tìm phương cách giúp đỡ họ.

 

 

Ts. Thắng tham dự buổi tiếp tân do Ngoại Trưởng Đài Loan khoản đãi, 28/11/2005 (ảnh Vital Voices).



Cuối năm 2005 tôi đến Mã Lai chỉ như một điểm ghé qua trên lộ trình giữa Đài Loan và Việt Nam. Hẹn với Dân Biểu Christopher Smith đến Việt Nam để quan sát tình hình nhân quyền, tôi lên đường sớm vài hôm để dự hội nghị chống buôn người ở Đài Bắc. Trong khi ấy Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tiếp tục can thiệp lấy chiếu khán cho tôi vào Việt Nam. Triển vọng rất thấp vì trong 10 năm qua, dù có cả sự can thiệp của Hội Đồng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, BNG và một số dân biêu, tôi vẫn không lấy được chiếu khan nhập cảnh. Cuối năm 1997 là lần đầu tiên và cuối cùng tôi vào được Việt Nam.

 

Đúng ngày tôi lên đường đi Mã Lai, văn phòng của DB Smith cho biết Việt Nam trả lời BNG là không cấp chiếu khán cho tôi. Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Tôi quyết định ở lại Mã Lai nhiều ngày hơn dự định. Nhờ vậy mà tôi khám phá ra thế giới ảm đạm của những công nhân Việt tại đất nước hồi giáo phát triển này.

 

Lúc ấy ở Mã Lai đã có khoảng 80 ngàn công nhân Việt. Phần lớn là nạn nhân của sự buôn bán người lao động chuyền tay từ công ty môi giới Việt Nam, sang đến công ty môi giới Mã Lai, và rồi vào tay chủ nhân. Mỗi khâu là một khổ nạn.

 

Ở Việt Nam các công ty môi giới đòi công nhân đóng lệ phí tham gia lên đến hàng chục triệu đồng (cả ngàn đôla) với hứa hẹn đồng lương khấm khá ở Mã Lai. Các công ty này nhắm vào các thanh niên mộc mạc ở nông thôn hay tỉnh lẻ sẵn sàng đi làm xa dăm ba năm để lấy vốn về quê lập nghiệp. Công ty môi giới cứ tuyển người bừa bãi để thu phí; nhiều công nhân sang đến Mã Lai mới khám phá ra là không có công việc nên sống dở chết dở. Ở thì không có thu nhập và nơi trú; trong túi không có tiền để về.

 

Đặt chân đến phi trường Kuala Lumpur, các công nhân Việt lập tức trở thành tài sản của công ty môi giới Mã Lai. Đại diện của họ ra đón tại phi trường, tịch thu ngay giấy tờ tuỳ thân và đưa công nhân về “ký túc xá”--thường là những căn chung cư hay nhà riêng dồn cả chục người thật chật chội, có khi là một nhà kho cải tiến thành nhà ngủ tập thể. Công ty môi giới Mã Lai có toàn quyền điều động công nhân đến chỗ nào có lợi nhất cho công ty. Chữ mà công nhân Việt dùng để mô tả hành động này là “bán”: “Chúng em đang làm chủ này, có thể bị bất thình lình bán cho chủ khác.”

 

Trong thời gian ở Mã Lai cuối năm 2005, tôi đến thăm một nhóm gần chục công nhân Việt đang tìm đường “vượt biên” về lại Việt Nam. Khi đến Mã Lai số thanh niên này không có nơi làm ổn định. Công ty môi giới bán họ đi rất nhiều nơi, mỗi nơi chỉ có việc làm lặt vặt vài tuần hay vài tháng, lương khi trả khi không. Giữa những lần “được” bán thì công nhân hoàn toàn không có thu nhập; họ phải sống nhờ vào lòng thương của đồng hương. Lần chót, họ bị bán ra một đảo rất xa bờ để làm công việc xây dựng mà họ không được huấn luyện trước. Chủ nhân không trả tiền. Đòi thì bị đuổi. Các thanh niên này tìm về đất liền và lần mò về thủ đô Kuala Lumpur, trong túi mỗi người chỉ có 20 Mỹ kim dành dụm được.

 

“Ban ngày chúng em tìm chỗ ẩn nấp. Chúng em chỉ dám di chuyển vào buổi chiều tối vì không có giấy tuỳ thân, sợ cảnh sát bắt. Không những bị giam mà còn có thể bị ăn roi.”

 

=============================

 

 

Một số thanh niên đang tìm đường "vượt biên" về lại Việt Nam, tháng 12, 2005 (ảnh BPSOS).

=============================

 

Luật Mã Lai có khoản quất roi người phạm tội. Một số nhân viên cảnh sát Mã Lai ban ngày là cảnh sát nhưng khi xong việc thì trở thành thổ phỉ. Nhiều công nhân Việt đã bị chính cảnh sát chặn đường và trấn lột--tiền mặt và điện thoại di động được chiếu cố thường xuyên nhất. Do đó một số công nhân hễ thấy cảnh sát đến thì tự động giao nộp hai thứ ấy để được yên thân.

 

Có lần gặp bão nhiều ngày, toán thanh niên lén trú ngụ tại một công trình xây cất bỏ dở. Họ ở đó mấy ngày, thiếu ăn nhưng đành chịu. Cơn bão qua đi thì họ lại lên đường. Cứ vậy mà cuối cùng họ lần mò về được thủ đô Mã Lai. Nơi đây họ được một nhóm Tin Lành người Việt sắp xếp chỗ trú ẩn ở vùng ngoại ô.

 

Tôi đến thăm họ ở nơi đây, cách thủ đô Kuala Lumpur một tiếng lái xe. Họ thổ lộ với tôi là đang tìm đường bộ về Việt Nam, băng qua Cambốt. Vì mọi giấy tờ tuỳ thân đã bị công ty môi giới tịch thu, họ không thể ra phi trường. Chỉ cần trườn mặt ra khỏi nhà là bị cảnh sát bắt ngay.

 

Một số thành phần môi giới ở Mã Lai có liên quan đến tổ chức tội phạm, giống như mafia. Họ móc ngoặc với cảnh sát, hải quan nên tha hồ tác oai tác quái. Đặc biệt là một trong những người môi giới hàng đầu ở Mã Lai lại là một người Mỹ gốc Việt, Steven Dũng Nguyễn. Cụt một ngón tay, anh này trước đây làm thông dịch viên cho Cao Uỷ Tị Nạn ở Mã Lai và chuyên móc ngoặc hối lộ tham nhũng. Những thuyền nhân nào muốn thoát qua phỏng vấn thanh lọc thì phải trả cho anh ta nhiều ngàn Mỹ kim. Năm 1995 Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển phát hành bản điều tra về tình hình tham nhũng trong tiến trình thanh lọc ở Mã Lai, có nêu đích danh anh ta.  Bị Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc sa thải, anh ta ở lại Mã Lai và lấy vợ người Mã. Từ ngày có chương trình đưa công nhân sang Mã Lai anh ta lập văn phòng môi giới ở Kuala Lumpur để buôn bán đồng bào.

 

Không những buôn bán mà anh ta còn lường gạt giấy tờ và đẩy nhiều công nhân vào cảnh dở sống dở chết. Văn phòng của anh ta nhận làm cả dịch vụ gia hạn chiếu khán làm việc cho các công nhân mà anh ta đưa sang. Anh ta lấy tiền và cấp giấy tờ ma cho công nhân. Không hay biết, nhiều công nhân đã bị bắt oan về tội ở lậu, làm lậu. Trong nhóm thanh niên tôi gặp cũng có những người là nạn nhân. Cảnh sát đã kiểm tra văn phòng của anh Steven và khám phá hàng ngàn hồ sơ công nhân Việt do anh ta đưa sang Mã Lai. Trong khi chờ ngày ra toà thì anh ta về ở luôn tại Việt Nam. Tôi đã báo cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về con người thủ đoạn và bất nhân này, với đề nghị dẫn độ về Hoa Kỳ.

 

Số phận của các công nhân Việt ở Mã Lai còn tuỳ thuộc vào chủ nhân. Có những chủ nhân với dã tâm bóc lột, quịt tiền lương, hà hiếp công nhân, nhưng cũng có một ít chủ nhân thật có lòng. Trong chuyến công tác ở Mã Lai mới đây tôi gặp một đốc công người Mã Lai tại toà án. Cả hai vợ chồng hết sức lo toan cho hai công nhân Việt phạm tội đánh chết một người Bangladesh để tự vệ. Ông ta tâm sự với tôi là ông xem họ như con và đã chạy vạy nhờ anh bạn luật sư ngưòi Mã Lai của tôi giúp đỡ. Hoặc là người quản trị của hãng Sanyo tại đảo Penang đã hết lòng nâng đỡ các công nhân Việt, sắp xếp họ vào những công việc với thù lao cao và nhiều giờ làm. Nhưng số người biết điều và có lòng như vậy rất ít.

 

Phần lớn chủ nhân bóc lột công nhân Việt tận xương tuỷ vì biết hoàn cảnh bức bí của họ: bỏ sở thì bị cảnh sát bắt, về nước thì mắc khoản nợ khổng lồ. Có chủ trả lương rẻ mạt, có chủ quịt luôn tiền thù lao. Nếu công nhân lên tiếng thì họ sa thải và bàn giao cho cảnh sát để trục xuất trong vòng 24 tiếng. Khi về Việt Nam rồi thì làm sao mà đòi nợ chủ? Có những công nhân trở về Việt Nam chỉ có bộ đồ trên người, cùng với một khoản nợ lớn chào đón ở Việt Nam.

 

“Chúng em miễn sao về được Việt Nam rồi tính sau”, mấy thanh niên đang tìm đường vượt biên tâm sự. Nghĩ đến mà thấy đau lòng. Ngày xưa hàng triệu người vượt biên tìm tự do. Nay lại có người phải vượt biên để về lại đất nước.

 

Toà đại sứ Việt Nam ở Mã Lai chẳng giúp gì cho họ. Trong khi đó các đợt công nhân vẫn được các công ty môi giới Việt và Mã hơp tác đưa lũ lượt sang Mã Lai. Ngày hôm nay số công nhân Việt ở Mã Lai tăng lên trên một trăm ngàn, so với chỉ 80 ngàn cách đây hai năm.

 

Điều đáng ngạc nhiên là nhân viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đặc trách theo dõi tệ nạn buôn người lúc ấy chẳng biết gì về tình cảnh của công nhân Việt Nam. Về lại Hoa Kỳ tôi tường trình trực tiếp với hai văn phòng đặc trách vấn đề buôn người ở Bộ Ngoại Giao cũng như một số giới chức tại Quốc Hội. Năm 2007, bản phúc trình thường niên của BNG phân loại Mã Lai vào hạng 3, nghĩa là tồi tệ nhất. Trong khi đó Đài Loan được nâng lên hạng 2. Năm trước đó cả hai quốc gia này đồng hạng trong “Danh Sách Theo Dõi” (Watch List), nghĩa là đội sổ hạng 2, mấp mé hạng 3.

 

Bài tới: “Chuyện Hi Hữu: Công Nhân Quay Lại Mã Lai Kiện Chủ” 
Posted on Monday, February 18 @ 18:53:50 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Chống Buôn Người
· News by ngochuynh


Most read story about Chống Buôn Người:
Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

Article Rating
Average Score: 5
Votes: 2


Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Trang Nhất


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang