Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27813768
page views since June 01, 2005
MS66 - 01/08: Lệnh Bảo Vệ

Mái Ấm Gia Đình

UBCNVB - Maryland
Nguyễn PhanThiên Trang dịch

LTS: Bạo hành trong gia đình là một bi kịch không chỉ của phụ nữ Việt Nam mà còn xảy ra cho nhiều sắc dân khác. Nạn nhân của bạo hành có thể cảm thấy vô cùng bối rối, sợ hãi, và bất lực, thậm chí bị thương tích hay nguy hiểm đến tính mạng. Những lúc như thế, nạn nhân có thể được giúp đỡ từ cơ quan thẩm quyền gọi là "lệnh bảo vệ." Lệnh bảo vệ dân sự giúp nạn nhân được an toàn hơn bằng những biện pháp kiềm chế hành vi của kẻ hành hung; và có thể giúp nạn nhân tách khỏi kẻ bạo hành, nhờ vào một vài điều khoản bảo vệ đặc biệt. Nguyệt san Mạch Sống đã có một cuộc trò chuyện với Luật Sư Melanie Flamenbaum, từ chương trình Chống Bạo Hành Trong Gia Đình của UBCNVB– Maryland, về lệnh bảo vệ.

Bạo hành trong gia đình phổ biến như thế nào?

Số nạn nhân bạo hành nhiều hơn chúng ta tưởng. Tại Hoa Kỳ, từ 25% cho đến 50% phụ nữ có khả năng bị hành hung, thông thường bởi một người có quan hệ mật thiết với họ, như chồng hay bạn trai. Tuy nam giới cũng có thể là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, nhưng đa phần là phụ nữ.



Lệnh bảo vệ là gì?

Lệnh bảo vệ là một lệnh dân sự do tòa án cấp để bắt một người phải tránh xa người xin lệnh. Lệnh bảo vệ là một văn bản pháp lý ghi rõ cho kẻ hành hung biết họ được phép hay không được phép làm những gì. Chẳng hạn: không được đến gần người xin lệnh cũng như gia đình, bạn bè, thậm chí cả đồng nghiệp của người này. Thông thường, lệnh bảo vệ bắt buộc kẻ hành hung không được tiếp tục làm hại người xin lệnh.

Mục đích của lệnh bảo vệ?

Đúng theo tên gọi, mục đích trên hết của lệnh bảo vệ là bảo vệ nạn nhân. Lệnh này không có mục đích trừng phạt kẻ hành hung, mà chỉ nhằm đảm bảo sự an toàn của nạn nhân. Đôi khi thân chủ của chúng tôi ngần ngại không dám xin lệnh bảo vệ vì sợ sẽ làm cho người bạn đời của mình gặp rắc rối với pháp luật. Nhưng không phải như vậy. Lệnh bảo vệ chỉ muốn giúp cho nạn nhân và con cái họ được an toàn mà thôi bằng cách vạch rõ cho kẻ hành hung thấy rằng bạo lực và những hành vi nhục mạ hay làm giảm phẩm giá người khác là không chấp nhận được.

Ai có thể xin lệnh bảo vệ?

Thông thường thì mọi nạn nhân bạo hành trong gia đình đều có thể xin lệnh này, nhưng các tiểu bang khác nhau có thể có quy định khác nhau. Một vài tiểu bang không đòi hỏi người xin lệnh và kẻ hành hung phải sống chung với nhau, mà chỉ cần có con chung hay đã từng yêu nhau.

Nếu nạn nhân được cấp lệnh bảo vệ, liệu người bạn đời hay người yêu của họ có bị kết án hình sự không?

Không. Lệnh bảo vệ là một lệnh dân sự. Xin lệnh bảo vệ chống lại người bạn đời hay người yêu không có nghĩa là kẻ hành hung đã phạm tội. Nhưng nếu như kẻ hành hung vi phạm những điều khoản do lệnh bảo vệ đăt ra, thì tùy theo trường hợp, kẻ hành hung sẽ bị kết án hình sự. Điều cần nhấn mạnh là: chính hành vi của kẻ bạo hành sẽ khiến họ gặp rắc rối với pháp luật, chứ không phải lệnh bảo vệ.

Lệnh bảo vệ an toàn cho nạn nhân như thế nào?

Tùy theo yêu cầu của người xin lệnh. Thông thường thì lệnh bảo vệ cấm kẻ hành hung không được liên lạc, làm hại, quấy rối hay theo dõi nạn nhân. Lệnh này cũng có thể buộc kẻ hành hung phải tránh xa nơi làm việc của nạn nhân hay trường học của con cái. Nạn nhân cũng có thể xin tòa bắt buộc kẻ hành hung phải tham gia một chương trình ngăn chặn bạo hành hay gặp chuyên viên tư vấn tâm lý.

Ngoài ra thì nạn nhân có thể xin những điều khoản nào khác không?

Tùy theo trường hợp, tòa có thể quyết định cho nạn nhân quyền sở hữu tạm thời căn nhà nếu nạn nhân và kẻ hành hung cùng sống chung ở đó. Cho dù căn nhà chỉ do người chồng hay gia đình chồng đứng tên, người vợ khi xin lệnh bảo vệ có thể có quyền được ở lại nhà và người chồng phải tìm nơi khác để ở. Nạn nhân cũng có thể được quyền sử dụng xe mà hai người cùng sở hữu.

Thế nếu người vợ là người nuôi con thì họ có thể xin tiền trợ cấp nuôi con được không?

Thưa được. Tuy luật lệ khác nhau tùy tiểu bang, thông thường lệnh bảo vệ có thể quyết định quyền nuôi con và tiền trợ cấp nuôi con. Tòa có thể cho nạn nhân quyền nuôi con và bắt kẻ hành hung phải trả tiền trợ cấp nuôi con. Lệnh bảo vệ cũng quy định hình thức thăm con cho kẻ hành hung.

Nếu kẻ hành hung cất giữ hết giấy tờ của nạn nhân, thì khi nạn nhân xin lệnh bảo vệ, có thể xin lại giấy tờ không?

Thưa được. Trường hợp nạn nhân là người di dân, họ có thể xin lại tất cả những giấy tờ đã bị kẻ hành hung chiếm giữ. Trong trường hợp nạn nhân cần giúp đỡ về mặt di trú thì càng tốt, ví dụ như hộ chiếu, giấy hôn thú, hay giấy khai sinh của con. Nếu hai vợ chồng có tài khoản ngân hàng chung thì cũng có thể hỏi vài bản kê in sẵn ngân hàng gửi về hàng tháng.

Làm sao để xin lệnh bảo vệ?

Tùy theo tiểu bang nơi nạn nhân cư ngụ. Thông thường nạn nhân bạo hành có thể xin lệnh bảo vệ ở nhiều nơi, như đồn cảnh sát, tòa án, hay văn phòng đại diện chính phủ trước tòa án. Bước đầu tiên là xin một "lệnh bảo vệ tạm thời". Lệnh bảo vệ tạm thời chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, khoảng một hoặc hai tuần. Bước tiếp theo, chánh án sẽ định ngày ra tòa để quyết định sẽ cấp "lệnh bảo vệ cuối cùng" hay không. Lệnh bảo vệ cuối cùng này thường có giá trị từ một đến hai năm. Khi hết hạn, nạn nhân phải xin gia hạn.

Đa số nạn nhân lo sợ khi ra toà một mình?

Đúng là chẳng ai muốn ra tòa, nhưng phần lớn các tiểu bang đều có những chương trình hỗ trợ nạn nhân. Thường thì sẽ có một nhân viên hỗ trợ và đại diện nạn nhân tại tòa để hướng dẫn cho người xin lệnh biết rõ thủ tục xin lệnh bảo vệ và cùng đi ra trước chánh án với nạn nhân. Tại phiên tòa, nạn nhân sẽ có dịp được trình bày sự việc, từ khi kẻ hành hung gây thương tích hay đe dọa cho đến việc họ cảm thấy sợ kẻ hành hung ra sao.

Một khi lệnh bảo vệ cuối cùng được cấp, chẳng khác gì cuộc hôn nhân đã tan vỡ?

Thưa không. Lệnh bảo vệ có thể là một dịp để kẻ hành hung tự nhìn lại mình và, nhờ vào tâm lý trị liệu, có thể học được cách kiềm chế sự nóng giận và thất vọng của mình một cách thích hợp mà không cần dùng đến bạo lực. Trong một vài trường hợp hiếm hoi nạn nhân có thể xin lệnh bảo vệ để người bạn đời của mình không được phép hành hung, đe dọa, hay chửi bới mình, nhưng hai người vẫn có thể sống chung dưới một mái nhà.

Chương trình Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đình của UBCNVB được sự tài trợ của Door of Hope, Fairfax County Consolidated Funding Pool (FY08) và U.S Department of Justice, Office on Violence Against Women, Legal Assistance for Victims Grant Program (2006- WL-AX-0036).

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]

Posted on Wednesday, December 12 @ 14:58:23 EST by ngochuynh
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia ĐìnhBạo Hành Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang