Chương Tŕnh Sức Khoẻ Cho Người Di Dân
Cứ mỗi dịp vào Thu, khi trời bắt đầu se lạnh để chuẩn bị vào Đông, tôi, một liên lạc viên cộng đồng của chương tŕnh Sức Khoẻ Cho Người Di Dân tất tả làm báo cáo cuối năm th́ cũng là dịp cho tôi nh́n lại những buồn, vui trong công việc.
Nhiều người cứ hỏi tôi:”Sao cô học 4 năm đại học rồi mà lại đi làm công việc này, uổng quá vậy?” Khi nghe những câu hỏi như vậy tôi chỉ cười thôi, chứ không biết trả lời như thế nào. Tôi tự nghĩ không lẽ ḿnh phải giải thích với họ về những việc ḿnh làm là có ư nghĩa to tát hay mục đích cao cả lắm, như vậy họ sẽ cho là ḿnh giả dối, ḿnh dở nên mới làm những công việc này.Thôi th́ qua những việc ḿnh làm để giúp họ th́ họ sẽ thấy được sự quan trọng và cần thiết của những người làm công việc này.
Thật ra đối với những người biết tiếng Anh khá, đời sống ổn định, sung túc th́ họ không thấy tại sao phải có cái nghề này. Nhưng đối với người khác, những người có trở ngại về ngôn ngữ và khó khăn trong vấn đề hội nhập vào xă hội Mỹ, th́ chúng tôi là người bạn, người đồng hành của họ.
Ngay cả những người đă định cư ở Mỹ hơn ba mươi mấy năm, nhưng thời gian qua v́ đời sống, phải nuôi con cái, lo gia đ́nh nên suốt mấy mươi năm họ chỉ biết đi làm quần quật, hy sinh đời ḿnh cho con cái, đến khi con cái thành danh, ra riêng th́ chỉ c̣n hai vợ chồng già với bao khó khăn mới mà họ phải đối diện như bị bệnh mà không dám đi khám v́ không có bảo hiểm y tế, mà lại không dám làm phiền con cái v́ sợ dâu, rể không vui th́ họ lại t́m đến chúng tôi. Chúng tôi giúp họ được thẻ khám sức khoẻ dành cho người có lợi tức thấp, giới thiệu họ đi khám những bệnh phụ nữ mà đă lâu v́ không có điều kiện nên họ không dám đi khám chẳng hạn như bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Không chỉ những người lớn tuổi mới t́m đến chúng tôi mà có cả những người trẻ bởi v́ sức khoẻ là điều rất quan trọng nhưng không phải ai cũng có khả năng để mua cho ḿnh bảo hiểm y tế nên việc phổ biến những chương tŕnh y tế cộng đồng dành cho người có thu nhập thấp đến với cộng đồng Việt Nam là điều cần phải có để giúp nhiều nguời gỡ đi nỗi lo về sức khoẻ.
Chúng tôi tự hào về những điều chúng tôi đă và đang làm và cố gắng làm tốt hơn trong tương lai. Chúng tôi là những người bạn, người đồng hành của tất cả mọi người đang cần giúp đỡ.
Dương Hằng (VA)
Là một điều phối viên cho chương tŕnh HAPI (Ư Thức Sức Khoẻ cho Người Di Dân), công việc của tôi đ̣i hỏi nhiều kiên nhẫn, và nhất là tài ăn nói khéo léo, uyển chuyển, để có thể khiến người khác chịu lắng nghe những thông tin mà ḿnh đang cố công phổ biến và cổ động được nhiều phụ nữ trong cộng đồng Việt Nam ḿnh đi khám nghiệm ung thư. Không biết các bạn khác có những kinh nghiệm buồn vui ǵ, các bạn có may mắn được trời phú cho cái khiếu ăn nói không? Riêng tôi, th́ mọi thứ nhất nhất đều phải luyện tập hết, khổ chưa? Đầu tiên là tập cho hết cái giọng lơ lớ của Tàu Chợ Lớn, rồi th́ tập dùng từ ngữ cho chính xác, ví dụ trước kia tôi vẫn nói “cái áo bị bể”, chứ không biết nói “cái áo rách”! Cho đến bây giờ, dù tiếng Việt của tôi đă khá hơn, tôi vẫn chưa nhớ rơ ḿnh phải nói “tôi mặc giày” hay “tôi mang giày” nữa. Nhờ chị Kim Dung kiên nhẫn chỉnh sửa mỗi khi tôi dùng chữ hoặc phát âm sai, nên bây giờ tôi đă khá hơn nhiều.
Điều tôi sợ nhất là mỗi khi tới phiên phải thu âm cho Radio Talk show, cho dù chuẩn bị cẩn thận đến mấy, khi thu âm tôi vẫn nói như trả bài, thường phải thu âm lại vài lần mới gắng gượng được cô Lan Chi cho thông qua thôi. Tuần trước tôi lại được xếp giờ thu âm, thế là những chuỗi ngày lo lắng hồi hộp lại bắt đầu, nhưng lạ thay, lần này tôi được cô Lan Chi khen là nói giỏi. Trong đời tôi không phải chưa bao giờ được người khác khen, bây giờ được khen nên quá mừng rỡ đâu, nhưng tôi thật sự rất mừng v́ thấy kết quả của sự cố công rèn luyện, cũng như đă không phụ ḷng chị Kim Dung đă cất công kiên tŕ chỉ dẫn. Nhân dịp này, tôi muốn gửi lời chân thành cảm ơn đến chị Kim Dung, và cũng xin được cảm ơn cô Lan Chi đă khuyến khích. Lời khen của cô Lan Chi là một khích lệ lớn cho tôi.
Thu Hà (MD)
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]