Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27814531
page views since June 01, 2005
MS61 - 08/07: Chương Trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình

Mái Ấm Gia Đình

Phạm Văn Hoạt
Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình

Khi nhận được “lệnh” của Hoàng Lan Chi viết bài giới thiệu về chương trình “Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình”, tôi hơi lúng túng. Lúng túng giống anh chàng vừa mới cưới vợ, bất chợt bị một người bạn quen không đi dự đám cưới, cũng chưa gặp mặt người đẹp, hỏi “nghe vợ bạn đẹp lắm, tả dung nhan nàng cho tớ nghe.”



Chương Trình “Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình” với tôi, rất đẹp, đẹp từ nội dung tới hình thức. Tôi sẽ cố tả nét đẹp của nó mặc dầu sự diễn tả của tôi đôi lúc hơi vụng về. Kinh nghiệm cho thấy muốn thực sự cảm được nhan sắc của một người đẹp thì tai nghe chưa đủ, phải mắt thấy nữa. NGHE và THẤY sẽ giúp bạn khám phá những lợi ích của chương trình này.

Sự Khai Sinh Của Chương Trình

Chương trình được khai sinh âm thầm từng bước nhỏ. Giống như một hạt giống gieo vào lòng đất âm thầm nằm chờ cho mưa nắng tưới gội và nảy mầm rồi lớn lên, BPSOS (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) đã có mặt với các thuyền nhân ngay từ bước đầu của hành trình tìm tự do. Từ giai đoạn thập tử nhất sinh trên biển cả, từ những can thiệp để người tỵ nạn trong các trại được đến Hoa Kỳ, từ những vận động cho các vị con lai hưởng quyền công dân đến những nỗ lực giải cứu nạn nhân của nạn buôn người nơi đảo American Samoa.

Tiếp tục đồng hành với cuộc sống của người tị nạn với châm ngôn “Thoả Đáng Nhu Cầu Hôm Nay, Xây Dựng Cộng Đồng Ngày Mai”, BPSOS sát cánh với các cộng đồng và các cơ quan xã hội để trợ giúp đồng hương trong việc “an cư lạc nghiệp”. Ổn định cuộc sống nơi một môi trường hoàn toàn khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán thì chuyện “nhập gia tuỳ tục” cũng nhiêu khê không ít.

Khi làm việc với một số tâm lý gia của Đại Học Harvard nhất là với bác sĩ tâm lý Richard Mollica, Giám Đốc Chương Trình về Tị Nạn của Đại Học này, BPSOS có được nhiều hiểu biết sâu rộng hơn về tâm trạng của những gia đình tị nạn từ Việt Nam, Cao Miên và Lào. Tâm trạng này đến từ rất nhiều nguyên nhân đặc thù của người tị nạn. Hầu như, không nhiều thì ít, mỗi người tị nạn đều có một hay nhiều yếu tố sau:

- Những chấn thương trong lòng và trên thể xác: Sống sót trở về từ năm, bảy năm, hay hơn mười năm trong những trại tù cải tạo, 90% những người này cho thấy những dấu vết của chấn thương; 49% cảm nghiệm tình trạng trầm cảm. Vợ con của những vị này cũng bị chấn thương theo. Tình trạng chấn thương này làm con người cảm thấy như mình làm phiền hà người khác, cảm thấy bị bỏ rơi, dễ nóng giận, cáu kỉnh, khó chú ý.

- Cách biệt nhau quá lâu: Hoặc là vì bị giam tù, hoặc vì vượt biên mà vợ chồng con cái phải rời xa nhau quá lâu. Sự cách biệt lâu cộng thêm lối sống thay đổi của mỗi môi trường sẽ tạo nên cảm giác “xa lạ” khi chung sống.

- Từ một nền văn hoá gò bó: Hệ thống luân lý Khổng Mạnh được dùng để duy trì tôn ti trật tự, đẳng cấp xã hội; mỗi phần tử trong gia đình tuân theo luật cư xử rất chặt chẽ.

Từ thuyền bước lên bờ, chưa hết cái lắc lư trên biển cả, người tị nạn đã cảm thấy đất bằng nổi sóng. Theo những thống kê thì:

- Tình trạng ly dị: Khoảng 50% hôn nhân của Mỹ đi đến ly dị, 60% sẽ ly dị nếu đã một lần ly dị, 75% sẽ ly dị nếu đã hơn một lần ly dị.

- Sống chung không hôn thú: Con số những người đến tuổi lập gia đình, thay vì chính thức lấy nhau, lại âm thầm ở với nhau. Chán nhau thì góp gạo nấu cơm chung với người khác. Con số này tăng 1,200 lần từ năm 1960 tới 2004.

- Con cái đứa thì không cha đứa thì không mẹ: Vì ly dị, vì sống chung không hôn thú, những đứa con sinh ra đứa thì thiếu cha, đứa thì thiếu mẹ. Con số này tăng gần 30% kể từ năm 1960 đến 2004.

Những đợt sóng trên đang làm cho cơ cấu gia đình Mỹ lắc lư, làm cho vấn đề an sinh xã hội thành nan giải. Các tâm lý gia, chuyên viên xã hội, các nhà chính trị muốn làm cho sóng yên biển lặng. Đó cũng là quan tâm của BPSOS. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nhận thấy cái “nhu cầu hôm nay” chính là giúp tình trạng gia đình tị nạn không rơi vào những con số thống kê trên. Vậy là có sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” giữa chính quyền và BPSOS. Ngày 30 tháng 9, năm 2003, dự án của BPSOS được Văn Phòng Office of Refugee and Resettlement chấp thuận. Chương Trình Hôn Nhân và Mái Ấm Gia Đình được khai sinh.

Chương Trình Hôn Nhân Và Mái Ấm Gia Đình:

Đây là một chương trình giáo dục giúp cho mối tương giao giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái trở nên tốt đẹp hơn qua việc học hỏi và thực tập những kỹ năng trong lãnh vực tương giao.

1. Giáo Trình: Một giáo trình bằng Việt Ngữ dựa trên giáo trình Prevention and Relationship Enhancement Program (PREP) của hai tiến sĩ Scott M. Stanley và Howard J. Markman, và được trình bày cho hợp với phong tục tập quán Việt Nam. PREP dựa trên 20 năm nghiên cứu của Đại Học Denver về cách làm thế nào cho tình yêu vợ chồng nồng thắm bền lâu. Những nghiên cứu tại Denver, cũng như tại Đức, Úc, Thuỵ Điển, Hoà Lan và Hoa Kỳ cho thấy rằng:

- Những kỹ năng về tương giao có thể truyền dạy, học hỏi và thực tập.

- Những cặp vợ chồng khi qua khoá huấn luyện ít ly dị hơn nhiều.

- Những cặp vợ chồng khi đã qua khoá huấn luyện tiếp tục duy trì được sự mãn nguyện trong tương quan hôn nhân của họ.

- Những cặp vợ chồng đã qua khoá huấn luyện cho thấy rằng cách họ chuyện trò với nhau rất thân tình.

Những ý niệm và kỹ năng căn bản được trình bày trong khoá huấn luyện như:

- Nhận định những nguy hại cho tương quan vợ chồng

- Nghệ thuật đối thoại

- Nghệ thuật giải quyết xung khắc

- Cam kết, niềm tin

- Quản trị tài chánh

- Vui hưởng thời giờ bên nhau

- Cha mẹ và con cái

Để làm sáng tỏ và phong phú nhiều điểm, giáo trình Việt Ngữ này cũng dùng những tài liệu của Dr. David Olson, Empowering Couples Program, của Dr. Susan Heitler, Power of Two và cuốn From Conflict to Resolution, của Dr. Robert F. Scuka, Dr. William J. Nordling, Dr. Bernard G. Guerney, Jr., Couples’ Relationship Enhancement Program.

Giáo trình không cố định mà luôn luôn được bổ khuyết, thay đổi với những khám phá mới.

2. Nhân viên: Những nhân viên nằm trong chương trình và phụ trách các khoá huấn luyện phải được PREP huấn luyện và cấp chứng chỉ. Những nhân viên này tiếp tục được huấn luyện qua những khoá huấn luyện đặc biệt tại địa phương và qua “web conference”. Họ cũng được gửi đi tu nghiệp qua SmartMarriage Conference toàn quốc. Mỗi năm “Conference” này tụ tập khoảng 3,000 chuyên viên gồm các nhà khảo cứu, tâm lý gia, chuyên viên về hôn nhân gia đình. Họ chia sẻ những khám phá mới, những vấn nạn và giải đáp mới và hàng chục những bài tham luận của nhiều tác giả, hằng trăm khoá huấn luyện về các chương trình hôn nhân nổi tiếng tại Mỹ; hàng trăm những khoá hội thảo khác về các vấn đề khác nhau liên quan tới hôn nhân cùng với cả ngàn cuốn sách, CD mới cũ về vấn đề cũng như giải pháp cho hôn nhân. Có thể nói đây là một hội tụ lớn nhất mỗi năm về hôn nhân để thể hiện sự quan tâm của người Mỹ về vấn đề hôn nhân mà họ coi như là tế bào đầu tiên của gia đình và gia đình là đơn vị căn bản của xã hội.

“Hôn nhân êm ấm, cuộc sống an vui, gia đình hạnh phúc!”

Người viết chỉ tả được bấy nhiêu những nét hay, nét đẹp của chương trình. Vậy xin mời bạn đến tận nơi mà coi để được mắt thấy tai nghe. Chương Trình được thực hiện tại những địa điểm sau đây: Atlanta, GA: 770-458-7600; Camden, NJ: 856-486-7770; Houston, TX: 281-530-6888; Orange County, CA: 714-775-2214; Philadelphia, PA: 215-334-1500; St. Louis, MS: 314-772-0454; Falls Church, VA: 703-538-2190.

Mạch Sống Số 61 - 08/07

Posted on Tuesday, August 07 @ 17:23:37 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Mái Ấm Gia Đình
· News by ngochuynh


Most read story about Mái Ấm Gia Đình:
Cha Mẹ Tìm Hiểu Tâm Lý Con Gái Trong Nhà

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Mái Ấm Gia Đình


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang