Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27898764
page views since June 01, 2005
MS61 - 08/07: Buôn Người: Đài Loan Lên Hạng 2, Mã Lai Xuống H̐

Tin Trang NhấtTrong bản phúc trình về tình trạng buôn người trên thế giới được công bố ngày 12 tháng 6, 2007, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút Đài Loan ra khỏi danh sách “Canh Chừng” và Mã Lai, nằm trong danh sách này năm ngoái, đã rơi xuống hạng 3. Các quốc gia nằm trong hạng 3 sẽ bị chế tài. Danh sách canh chừng gồm các quốc gia mấp mé giữa hạng 2 và hạng 3. Sự thay đổi này phản ánh trung thực hơn hiện trạng ở hai quốc gia này.

Từ cuối năm 2005 Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã cung cấp nhiều tin tức cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tình trạng buôn người ở Đài Loan và Mã Lai. Qua thông tin do UBCNVB thu thập thì tình trạng buôn người ở Mã Lai trầm trọng hơn ở Đài Loan nhiều trong khi đó Hoa Kỳ lại quan tâm đến Đài Loan nhiều hơn là Mã Lai.

“Đài Loan là một quốc gia dân chủ. Phần lớn các lãnh đạo của họ, cách đây vài năm hãy còn bị áp bức và tù đầy, có thực tâm chống buôn người. Khó khăn của họ là thiếu kinh nghiệm và bộ máy hành chánh thủ cựu truyền lại từ chính phủ độc tài trước đó,” Ts Nguyễn Đình Thắng giải thích.

Trong chuyến công tác cuối năm 2005 vị Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB tiếp xúc với các giới chức cao cấp của chính quyền Đài Loan, cũng như với các tổ chức phi chính phủ, các giáo sư đại học chuyên nghiên cứu nạn buôn người, và các nhóm nhân công và cô dâu người Việt. Ls. Nguyễn Văn Đài, một người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam, cũng được mời tham gia một số cuộc tiếp xúc này để trình bày vấn đề từ khía cạnh Việt Nam.

Qua cuộc phỏng vấn với Chương Trình Á Châu Tự Do sau đó, Ts Thắng cho biết là chính phủ Đài Loan đã thông qua luật chống buôn người, và không những hợp tác với các tổ chức phi chính phủ mà còn cấp ngân khoản cho họ để giúp cho các nạn nhân buôn người. Một tổ chức của các “cô dâu” Việt cũng nhận được tài trợ từ chính phủ Đài Loan để phát triển chương trình tương trợ.

Trong khi đó báo chí Việt ngữ ở hải ngoại đã làm lớn nhiều trường hợp đáng thương tâm nhưng thực ra không phải là buôn người mà là bạo hành gia đình.

“Có lẽ một phần vì phẫn nộ và một phần vì không am hiểu tình hình thực tế, nhiều người Việt ở hải ngoại đã không ghi nhận thái độ tích cực của chính phủ Đài Loan. Và chính phủ Hoa Kỳ cũng vậy.”

Trong suốt hai năm qua Ts. Thắng kêu gọi Bộ Ngoại Giao và một số dân biểu Hoa Kỳ nên gia tăng trao đổi với Đài Loan và giúp đỡ chính phủ của họ về kế hoạch chống buôn người. UBCNVB đã hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ quốc tế và Đài Loan để khuyến khích thêm các thay đổi về chính sách cũng như gia tăng tài trợ cho các chương trình chống nạn buôn người. Đầu năm 2005 một phái đoàn của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ của Đài Loan đã đến văn phòng trung ương của UBCNVB ở Bắc Virginia để học hỏi kinh nghiệm chống buôn người.

Do sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của chính phủ Đài Loan, số lượng cô dâu từ Việt Nam đến đảo quốc này đã giảm sút từ 12 ngàn năm 2004 xuống 4 ngàn năm 2006.

Trong khi đó tình trạng ở Mã Lai tồi tệ hơn rất nhiều nhưng lại không được cộng đồng Việt hay chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến một cách đúng mức.
Cuối năm 2005 Ts Thắng cũng đã đến Mã Lai để tìm hiểu tình trạng của khoảng 100 ngàn công nhân Việt lao động hợp đồng tại đây. Họ bị bóc lột nặng nề và chính quyền thường đứng về phía chủ nhân. Một hình thức bóc lột là chủ nhân khất nợ không trả lương và cuối cùng quịt nợ bằng cách sa thải nhân viên và báo cho cảnh sát. Cảnh sát thu hồi giấy lao động và, theo luật ở Mã Lai, các công nhân này trở thành cư trú bất hợp pháp và bị trục xuất nội trong 24 tiếng. Sau khi hồi hương các họ không có cách nào để khiếu kiện chủ nhân.

Trong thời gian làm việc, nhiều công nhân bị chủ Mã Lai hành hạ, đánh đập, bỏ đói, hăm doạ, bắt nhốt, khủng bố tinh thần. Ngay khi đặt chân đến phi trường họ đã bị tịch thu mọi giấy tờ tuỳ thân. Vì không có giấy tuỳ thân, họ không thể nào trốn thoát khỏi tình trạng bóc lột.

“Bước ra đường là họ bị cảnh sát bắt ngay và bỏ tù. Do đó tôi đã gặp những trường hợp công nhân Việt phải vượt biên bằng đường bộ dể trở về Việt Nam qua đường Cambốt.”

Công nhân ở Mã Lai không có quyền tự ý đình công mà phải xin phép. Mới đây báo chí Việt ngữ ở trong nước cũng như ở hải ngoại đưa tin về trường hợp của ba nữ công nhân bị chủ Mã Lai đánh đập rồi đuổi về nước. Điều này xảy ra hàng ngày và cho rất nhiều công nhân Việt lao động ở Mã Lai.

Trong cuộc tiếp xúc với Ts Thắng năm 2005, nhân viên sứ quán Hoa Kỳ đặc trách theo dõi tình trạng buôn người ở Mã Lai không hề biết về số lượng công nhân hợp đồng Việt lên đến cả trăm ngàn.

“Qua các bản phúc trình và các cuộc tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chúng tôi thông tin cho họ về thực trạng ở Mã Lai và kêu gọi chú ý hơn đối với quốc gia này.”

Đặc biệt ở Mã Lai, một trong những người chủ chốt trong vấn đề buôn người lại một người Mỹ gốc Việt. Trong thời gian thanh lọc thuyền nhân, nhân vật này làm thông dịch viên cho Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. UBCNVB đã tố giác y trong đường dây hối lộ tham nhũng trong tiến trình phỏng vấn tị nạn. Bị đuổi, y ở lại Mã Lai và lấy vợ người bản xứ. Tình trạng lường gạt thiếu nữ Việt đi lao động để rồi bán họ cho các động mãi dâm ngày càng gia tăng. Ngay trong thời gian Ts. Thắng ở Mã Lai, tổ chức xã hội Tenaganita đã giải thoát cho ba phụ nữ Việt ra khỏi động mãi dâm và giúp cho họ hồi hương an toàn.

Sau chuyến công tác tìm hiểu ở Mã Lai về, Ts Thắng cung cấp cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhiều thông tin và chứng cớâ để hỗ trợ cho lời đề nghị phân loại Mã Lai vào hạng 3 về nạn buôn người.

Đồng thời UBCNVB đã phối hợp với một luật sư Mã Lai để đưa một nữ công nhân trở lại Mã Lai để khiếu kiện chủ nhân sau khi cô ta bị trục xuất về Việt Nam.

“Chúng tôi hy vọng sẽ tạo tiền lệ nhằm cảnh cáo các chủ nhân táng tận lương tâm.”

Tháng 5 vừa qua, Luật Sư Karina Kirana của UBCNVB đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mời sang Mã Lai để trao đổi với các giới chức chính quyền, các luật sư tình nguyện và một số tổ chức phi chính phủ, trong đó có Tenaganita, về kinh nghiệm chống buôn người và bảo vệ nạn nhân.

“Bảng phân loại năm nay phản ảnh đúng đắn hơn về thực trạng ở Đài Loan và Mã Lai. Tôi hy vọng cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng sẽ chiếu theo đó mà sắp xếp lại mối quan tâm của mình cho chính xác và thực tế”, Ts Thắng kêu gọi.

Tháng 6 vừa qua Đại Sứ Mark Lagon, vị Tân Giám Đốc của Cục Chống Buôn Người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, họp với 9 tổ chức phi chính phủ, trong đó có UBCNVB, để hình thành một chính sách hữu hiệu hơn nhằm đối phó với tình trạng buôn người đang phát triển toàn cầu. Trong tuần tới đây, Đại Sứ Lagon sẽ đi Mã Lai để nghiên cứu tình trạng buôn người ở quốc gia này.

Posted on Tuesday, August 07 @ 16:18:37 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tin Trang Nhất
· News by ngochuynh


Most read story about Tin Trang Nhất:
Vận Động Quốc Tịch Cho Con Lai Bắt ĐN

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Cập NhậtTin Sinh HoạtTin Tức Thời SựTin Trang Nhất


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang