Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27809690
page views since June 01, 2005
MS60 - 07/07: Những Người Mẫu Thời Trang Bất Đắc

Tin Sinh Hoạt

Trình Diễn Chương Trình Hành Trình Văn Hoá Việt Nam

Trang Khanh

Sau ba ngày Hội Nghị Cao Niên và Tù Nhân Cải Tạo Việt Nam, tất cả quan khách đều được mời tham dự chương trình âm nhạc “Hành Trình Văn Hoá Việt Nam”. Chương trình này kết thúc buổi hội nghị với những tràng pháo tay nồng nhiệt, những lời chúc tụng ra về bình yên, pha lẫn với những kỷ niệm khó quên trong lòng mỗi người.



Ảnh Khải Nguyễn: Cẩm Tú (trái) và Kim Cúc (phải), nhân viên UBCNVB, trong bộ y phục truyền thống.

Đặt mục tiêu là chú trọng đến nghệ thuật văn hoá Việt Nam hầu giúp người bản xứ cũng như thế hệ trẻ Việt Nam hiểu biết thêm dòng lịch sử trên 4000 năm văn hiến của Việt Nam, chương trình “Hành Trình Văn Hoá Việt Nam” đã đưa người xem xuyên cuộc đời của một người phụ nữ sanh trưởng trong thời chiến.

Với tài nghệ biên soạn và đạo diễn của chị Lê Thuỳ Lan, Giám Đốc Hội Văn Hoá Nghệ Thuật Á Châu và Thái Bình Dương, cùng sự diễn xuất rất độc đáo và điệu nghệ của hai Vũ Sư Asa Trịnh và anh Phạm Đức, “Hành Trình Văn Hoá Việt Nam” đã đem chúng ta trở lại thời dựng nước với huyền sử Rồng Tiên, đến những sự tích dân gian qua “Mối Tình Trọng Thuỷ Mỵ Châu”, qua những biến chuyển xã hội với tiết mục “Ả Đào Say”. Những ước mơ bình an, những gian nan, khổ ải của người dân Việt trong thời chiến đã lần lượt được ôn lại cùng khán giả và cả cho người diễn.

Với những điệu múa truyền thống cũng như tân thời, hai Vũ Sư Asa, Đức và các vũ công trong vùng đã gợi lại bao nhiêu kỷ niệm an bình, mộc mạc trong “Tình Quê”, nét thơ ngây, nhí nhảnh của tuổi học trò qua “Cô Bé Có Mái Tóc Đuôi Gà”, nét đau khổ của một người goá phụ xuyên hoạt cảnh “Anh Không Chết Đâu Anh”, và qua sự cô đơn của người tù cải tạo Việt Nam. Chương trình đã được kết thúc bằng những chiếc áo dài xuyên dòng thời gian để nói lên ý nghĩa tự vươn lên của người phụ nữ Việt Nam trên xứ lạ quê người qua bài hát “Một Đời Áo Mẹ Áo Em”.

Nói đến đây, tôi không thể không liên tưởng đến những người mẫu thời trang “bất đắc dĩ”đã hết lòng tham gia vào tiết mục hấp dẫn này. Bản nhạc “Một Đời Áo Mẹ Áo Em” cần đến mười tám (18) thiện nguyện viên, trình diễn với 18 sắc phục khác nhau. Cũng may phần lớn nhân viên của BPSOS đều là đàn bà, con gái, thế là thoáng một cái, chúng tôi “thu nhập” được ngay 18 “người mẫu thời trang” khắp tiểu bang trên nước Mỹ.

“Chị Trang Khanh ơi, cái áo này hở hang quá, em không mặc được!” Cô nhân viên trẻ trung, xinh đẹp từ Lousiville, KY phàn nàn với tôi. Chưa kịp hỏi thăm thì tôi nghe tiếp: “Trang Khanh à, cái quần này vừa rộng, vừa dài, làm sao mà mặc?” Vừa xoay qua cô bạn đồng nghiệp của tôi ở Maryland để “ngắm thử” cái quần thì ngay trước cửa, xuất hiện hai bà “Trưng Trắc, Trưng Nhị” trong y phục hoàng gia, lộng la, lộng lẫy. “Trưng Trắc” thì đến từ Camden, NJ, và “Trưng Nhị” thì đến từ Houston, TX. Thấy “hai bà” thì tự nhiên chuyện “áo hở, quần tuột” đều quên béng hết. Đang “sờ mò” y phục hoàng gia thì đùng một cái “Hoa Hậu” xuất hiện. Cả đám chưa kịp ca tụng thì “Hoa Hậu” từ văn phòng HQ, VA đã đau đớn, nhăn nhó: “Chết em rồi, cái dây kéo đằng sau kéo không có lên. Làm sao bây giờ?” Tôi đang suy nghĩ binh kế thì lù lù đi vào một cô “Bắc Kỳ” cao to, với chiếc áo dài nhung đen loáng, rộng thênh, rộng thang, nhìn không giống ai cả. “This is too big for me!!” “Người mẫu” xinh đẹp từ Raleigh, NC, rơm rớm nước mắt nhìn cả bầy cầu cứu. Thế là từ 2, 4, 8, 12, rồi 18 chị em tôi phải làm một cuộc “nổi loạn” trao đổi y phục. Cả bầy nhao nhao, náo loạn cả đằng sau sân khấu hội trường. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng ỉ ê than thở, của những người mẫu “bất đắc dĩ” đã cho tôi một giấc ngủ thật ngon vào đêm hôm đó.

Vì tiết mục của chị em chúng tôi phải trình diễn cuối cùng, chúng tôi phải ngồi hai bên cánh gà sân khấu chờ đợi đến phiên mình. Chị Thuỳ Lan không đồng ý cho chúng tôi đi ra hội trường vì không muốn giảm đi sự ngạc nhiên và lý thú của người xem. 18 “người mẫu” với đủ hình hài, kích thước, y phục đa dạng, đành phải “tuân lệnh” và “chịu đói khát” ngồi im lặng sau sân khấu hội trường cho hai tiếng đồng hồ.

Đang mải mê xem những vũ điệu truyền cảm của chị Asa và anh Đức từ bên hông sân khấu, chị Thuỳ Lan khều khều nhắc nhở tôi: “Em hãy báo cho các bạn biết và sẵn sàng cho tiết mục cuối cùng đi. Sau điệu nhảy của các vũ công, sẽ là tiết mục của nhân viên BPSOS đó.”

Tôi lật đật quay lại để báo tin thì ôi thôi, một “thảm cảnh” trước mặt làm tôi nửa khóc, nửa cười. 17 “người mẫu” kẻ nằm nghiêng, người nằm ngửa, la liệt, đầy dãy bên hông cánh gà. Có vài cô phải ngủ ngồi vì những cái khăn đóng của “hoàng tộc” quá là to tướng. Tôi khẽ thúc: “Dậy đi, dậy đi, dậy sửa soạn bà con ơi, tới phiên tụi mình rồi.” Chỉ một lời thúc nhỏ, thế mà mười mấy “người mẫu” đều bật dậy, vuốt tóc, vuốt tai, vuốt quần, vuốt áo, chùi mặt, chùi mũi, chỉnh tề vào “hàng ngũ” của mình. Tôi thầm cảm ơn tinh thần dấn thân của họ. Cũng thầm hiểu rằng tất cả chắc đã mệt lắm rồi, và cầu mong sự diễn xuất sẽ không có gì sơ sót.

“Hãy cười lên! Cười lên đi nè!” Tôi cố gắng khuyến khích và động viên tinh thần của các “người mẫu” với những gương mặt vẫn còn ngái ngủ. Tất cả chúng tôi đều nhìn nhau cười để trấn an cho nhau. Lúc đầu thì tủm tỉm, sau đó thì “bụm miệng” mà cười vì đâu đó trong “hàng ngũ” văng vẳng có “kẻ” muốn “phản loạn” đào ngũ vào giờ phút cuối.

Tiếng nhạc trổi lên. “Từng mùa ấm lạnh, nhớ áo em bao thời rách lành. Nhìn màu tươi đậm sẽ biết em đang buồn hay vui…” Chị em chúng tôi, từng đứa một khuôn mặt rạng rỡ, cười tươi rói, nhẹ nhàng bước ra sân khấu. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt từ khán thính giả thật sự đã làm chị em chúng tôi hoàn toàn tỉnh ngủ và lên tinh thần vô cùng. Mấy ai hiểu được phía sau hội trường, những “người mẫu bất đắc dĩ” này chỉ là những “các xác không hồn”, “vất va, vất vưởng” vì quá thấm mệt cho nhiều chuyện mà họ đã làm, đã đóng góp cho Hội Nghị Toàn Quốc cho Quý Vị Cao Niên và Tù Nhân Cải Tạo Việt Nam?

Thân tặng các chị em ở BPSOS.

Mạch Sống Số 60 - 07/07

Posted on Tuesday, June 19 @ 15:43:26 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· More about Tin Sinh Hoạt
· News by ngochuynh


Most read story about Tin Sinh Hoạt:
Thành Phố Houston vinh danh BPSOS

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Tin Sinh Hoạt


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang