Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HĂY CỨU CỒN DẦU
:: Đ̉I TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đ́nh
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đ́nh
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ư Kiến Độc Giả
· Liên lạc ṭa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· T́m kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
T́m Kiếm


Hit Counter
We received
27251645
page views since June 01, 2005
MS58 - 05/07: Tệ Nạn Buôn Người Có Thể Xảy Ra Cho Bất

Bạo Hành Gia Đ́nh

Beth Leodler
Chuyển ngữ: Lê Ái-Thiện

Thường khi phải đối mặt với những việc phức tạp và khó chịu, phần đông chúng ta hay tự an ủi ḿnh bằng cách nghĩ rằng tệ nạn buôn người sẽ không bao giờ ảnh hưởng đến ḿnh. Chẳng hạn, khi đọc hay nghe các tin tức hằng đêm về những vụ án giết người, chúng ta thường cho rằng những sự việc sẽ không xảy đến với chúng ta v́ chúng chỉ liên quan đến ma tuư hay chỉ xảy ra trong những khu vực có “phần tử xấu”. Nhưng đáng tiếc thay những chuyện tiêu cực vẫn xảy ra hằng ngày cho mọi người ở tất cả các tầng lớp xă hội. Điển h́nh của mối nguy hiểm hiện nay là tệ nạn buôn người, một h́nh thức nô lệ tân thời khi mà cá nhân bị cưỡng ép làm việc lao động tay chân hay trong công nghiệp t́nh dục với mức lương thật ít ỏi hay không lương.



Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của tệ nạn buôn người: trẻ hay già, giàu hay nghèo, có tŕnh độ đại học hay ít học, nam giới hay nữ giới. Nhưng nếu được cảnh giác, chúng ta có thể tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ nạn buôn người và giúp bảo vệ người thân của chúng ta tránh được mối nguy hại này.

Trước hết chúng ta cần phải phá tan một vài suy nghĩ sai lầm phổ biến về tệ nạn buôn người để mọi người có thể nhận thức rơ rằng Tệ Nạn Buôn Người có thể xảy đến cho bất kỳ ai, kể cả chính họ và người thân của họ.

Quan niệm sai lầm thứ nhất: Sự chiếm hữu nô lệ là chuyện thuộc về quá khứ và Tệ Nạn Buôn Người rất hiếm khi xảy ra.

Tuy số liệu về t́nh trạng buôn người có nhiều điểm chênh lệch và khó có thể tính được một cách chính xác, chúng đều chứng minh rằng nô lệ tân thời đang hiện hữu với con số rất cao. Điển h́nh Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho rằng ít nhất nửa triệu người, có thể lên tới bốn triệu người, bị buôn bán mỗi năm. 50,000 trong số nạn nhân này bị bán vào Hoa Kỳ.

Quan niệm sai lầm thứ hai: Nạn nhân vụ buôn người luôn là phụ nữ.

Tuy phần lớn nạn nhân Nạn Buôn Người quả thật là phụ nữ, số lượng nam giới trở thành nạn nhân của lái buôn ngày càng gia tăng. Bộ Ngoại Giao ước tính hơn 30% nạn nhân buôn người là nam giới. Theo báo cáo của Tổ Chức Di Trú Quốc Tếá, tại một số quốc gia như Albania, số nạn nhân Nạn Buôn Người là nam giới nhiều hơn nữ giới. Quả thật, một cuộc nghiên cứu thực tế cho thấy rằng 70% nạn nhân buôn người đến từ Albania trong khoảng thời gian 2000-2004 là nam giới chứ không phải làï nữ giới. Đàn ông được tuyển chọn và bị cưỡng bức lao động trong các nông trại, công trường, nhà máy, cùng nhiều nơi khác. Điều đáng buồn là 50% nạn nhân của tệ nạn buôn người trên toàn cầu là trẻ em, cả gái lẫn trai.

Quan niệm sai lầm thứ ba: Tệ Nạn Buôn Người chỉ liên quan đến những người bị cưỡng bức làm việc trong công nghiệp t́nh dục.

Điều luật năm 2000 (VTVPA) bảo vệ nạn nhân Nạn Buôn Người và Chống Bạo Hành Trong Gia Đ́nh công nhận hai h́nh thức nghiêm trọng của tệ nạn buôn người. Một là măi dâm, hai là tuyển chọn, chứa chấp, vận chuyển, cung cấp, hoặc sử dụng dịch vụ lao động bằng bạo lực, lừa gạt, hay áp bức.

Dưới đây là một trường hợp điển h́nh của nạn buôn lao động. Năm 1999-2000, hơn 250 công nhân người Việt Nam và Trung Quốc đă trả trung b́nh năm ngàn mỹ kim mỗi người để có việc làm ổn định tại các nhà máy trên đảo Samoa. Họ được hứa hẹn ăn ở, lương tháng 408 đôla. Tuy nhiên, khi đến nơi họ thấy ḿnh bị lừa. Họ sống trong điều kiện tồi tệ, ngủ hai người một giường, ăn uống thiếu thốn mà lại làm việc nhiều giờ với đồng lương rẻ mạt, thậm chí không lương. Họ gần như bị nhốt trong nhà máy và những ai t́m cách trốn sẽ bị bỏ đói nhiều ngày. Ngày 28 tháng 11 năm 2000, một cuộc tranh căi bùng nổ; mười một công nhân Việt Nam bị thương nặng phải đến bệnh viện. Cuối cùng các công nhân được giải thoát, nhiều người đă được tị nạn tại Hoa Kỳ với sự giúp đỡ của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS và các tổ chức thiện nguyện khác.

Quan niệm sai lầm thứ tư: Nạn Nhân Nạn Buôn Người là những người ít học ở các vùng nông thôn

Nhiều nạn nhân đă hoàn tất bậc tiểu học, một số học hết trung học hay sau trung học. Chẳng hạn ở Hồng Kông, nhiều người Phi Luật Tân giúp việc nhà đă từng là giáo viên, y tá. Ở Liên Bang Nga và các nước Đông Âu, nhiều phụ nữ nạn nhân Nạn Buôn Người có tŕnh độ đại học và đến từ các thành phố lớn. Điển h́nh Polaris Project, một tổ chức chống buôn người trong khu vực quanh vùng DC, từng làm việc với một phụ nữ đến từ một nước Đông-Á, có chứng chỉ nghề nghiệp và muốn tu nghiệp ở Nhật để thu thập kỹ năng mới. Người buôn cô là một phụ nữ; bà ta bay từ Nhật qua để phỏng vấn cô cho một công việc giả mạo, hệt như một công việc hợp pháp. Ngay cả phụ nữ và đàn ông có bằng tiến sĩ cũng đă từng rơi vào tệ nạn buôn người.

Quan niệm sai lầm thứ năm: Chỉ những nhóm tổ chức tội phạm lớn, cơ quan môi giới việc làm, và những người xa lạ mới ở trong tổ chức buôn người.

Tuy rằng các tổ chức tội phạm, bao gồm mafia Nga dính líu vào thế giới buôn người, hiện nay phần đông nạn nhân nạn buôn người được tuyển chọn bởi người thân hay bạn bè. Bộ phim “Break the Chain” (Tháo gỡ xiềng xích) do hăng MTV sản xuất kể về câu chuyện thật của một cô gái đến từ Đông Âu, bị bán bởi người bạn trai của cô sau sáu tháng ḥ hẹn. Trong một vụ buôn người khác được đưa ra xét xử ở toà án Mỹ, một cô gái 15 tuổi từ Mexico được gia đ́nh giao phó cho một người đàn ông, vốn quen biết với mẹ cô từ nhỏ. Ông ta đưa cô sang Miami để làm việc trong một nhà hàng hoặc giữ trẻ, nhưng khi cô đến Florida, cô bị ép buộc hành nghề măi dâm.

Quan niệm sai lầm thứ sáu: Tệ Buôn Người và Nhập Cư Trái Phép là một.

Nhập cư trái phép là sự xâm nhập bất hợp pháp vào một quốc gia khác. Có nhiều người chấp nhận trả một khoản phí lớn để nhập cư trái phép. Chẳng hạn nhiều công dân Mễ thuê người hướng dẫn để giúp họ vượt qua biên giới Mễ-Hoa Kỳ với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt hơn. Tuy vậy, trừ phi những người này bị ép buộc làm việc một khi họ đến được Mỹ, họ không phải là nạn nhân của tệ buôn người.

Khác với những người nhập cư trái phép, nạn nhân buôn người không nhất thiết đi từ quốc gia này qua quốc gia khác. Thí dụ, có nhiều thiếu niên người Mỹ bỏ nhà đi hoang và trở thành gái măi dâm dưới sự kiểm soát tàn bạo của các chủ chứa, do đó là nạn nhân của tệ buôn người. Điều chúng ta cần biết là mọi trẻ vị thành niên tham gia vào công nghiệp t́nh dục đều được coi là nạn nhân buôn người, cho dù có bị ép buộc hay không. Trong cả hai trường hợp đều không có yếu tố nhập cư trái phép. Danh từø “Buôn Người” tự nó góp phần làm tăng thêm sự phức tạp bởi nó gợi ư sự di chuyển, nhưng trên thực tế, một số người có thể bị buôn bán mà không cần phải chuyển đi nơi khác.
Quan niệm sai lầm thứ bảy: Người b́nh thường không thể ngăn chặn tệ nạn buôn người hoặc giúp đỡ nạn nhân.

Điều này hoàn toàn không thật. Chính những người b́nh thường mới thật cần thiết để giúp ngăn chặn tệ nạn buôn người. Có nhiều dịch vụ sẵn sàng giúp đỡ nạn nhân buôn người nhưng nhận dạng nạn nhân thường là phần khó khăn nhất v́ hiếm khi họ thoát khỏi sự kiểm soát của kẻ buôn người. Nếu mỗi người chúng ta chú ư quan sát, chúng ta có thể t́m thấy những dấu hiệu của nạn nhân buôn người, và từ đó có thể giúp được người cần sự giúp đỡ. Sau đây là vài dấu hiệu cho biết một người nào đó đang bị ép buộc làm việc hay măi dâm trái ư muốn của họ:

- Dấu hiệu lạm dụng cơ thể
- Sống chung với chủ
- Điều kiện làm việc tồi tệ
- Quá đông người sống cùng một chỗ chật hẹp
- Không có khả năng nói chuyện riêng với người khác
- Người chủ giữ căn cước
- Cam chịu và phục tùng
- Lương ít hoặc không lương
- Măi dâm ở tuổi vị thành niên

Nếu bạn tin rằng có người nào đó có thể là nạn nhân nạn buôn người, xin đừng t́m cách tự giải quyết v́ làm như thế sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm (gọi 911 nếu bạn bị nguy hiểm). Thay vào đó, xin hăy liên lạc Trafficking Information & Referral Hotline tại số 1-888-373-7888. Bạn cũng có thể gọi cho văn pḥng BPSOS gần nhất (VA: 703-538-2190, MD: 301-439-0505, Houston: 281-530-6888).

Các tổ chức và cơ quan này  được đào tạo đặc biệt để nhận dạng và giúp đỡ nạn nhân của nạn buôn người. Bạn không cần chắc chắn người đó là nạn nhân. Chỉ cần bạn nghĩ rằng những nghi ngờ của bạn là có lư. Bạn được khuyến khích làm việc này v́ thà báo cáo một người không phải là nạn nhân hơn là để một nạn nhân thật sự tiếp tục sống trong đau khổ.

Bạn cũng có thể ngăn ngừa tệ nạn buôn người bằng cách báo cho bạn bè và thân nhân ở xa biết nguy cơ của nạn buôn người. Cung cấp cho họ số điện thoại đường dây nóng chống tệ nạn buôn người trong trường hợp họ trở thành nạn nhân. Đồng thời, nếu bạn muốn t́nh nguyện giúp phổ biến kiến thức về Nạn Buôn Người và nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng, xin liên lạc với UBCNVB qua số điện thoại: 703-538-2190, số máy: 206.

MS58 - 05/07

Posted on Wednesday, May 09 @ 15:43:34 EDT by ngochuynh
 
Related Links
· Buôn Người
· More about Bạo Hành Gia Đ́nh
· News by ngochuynh


Most read story about Bạo Hành Gia Đ́nh:
Thẻ Xanh Có Điều Kiện

Article Rating
Average Score: 0
Votes: 0

Please take a second and vote for this article:

Excellent
Very Good
Good
Regular
Bad

Options

 Printer Friendly Printer Friendly


Associated Topics

Di Dân & Nhập TịchBạo Hành Gia Đ́nh


 
Copyright © 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke © 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang