Mạch Sống Online
· Truyền Thông Mạch Sống
· Trang Nhà BPSOS
· Chống Nạn Buôn Người


Chuyên Mục

:: HÃY CỨU CỒN DẦU
:: ĐÒI TÀI SẢN
:: NGÀY VẬN ĐỘNG CHO VN

40 Năm Tị Nạn
An Toàn Lao Động
Bạo Hành Gia Đình
Chống Nạn Buôn Người
Chủ Quyền Quốc Gia
Cứu Trợ Thiên Tai
Di Dân & Nhập Tịch
Định Cư Nhân Đạo
Lịch Sử Qua Lời Kể
Mái Ấm Gia Đình
Nhân Quyền
Nhân Vật Trong Tháng
Phát Triển Cộng Đồng
Quan Điểm
Sống Đẹp
Sức Khoẻ
Tài Chánh
Tị Nạn
Thế Hệ Trẻ
Thư Toà Soạn
Tin Cập Nhật
Tin Sinh Hoạt
Tin Trang Nhất
Tin Tức Thời Sự
Truyện Ngắn
TPP
Tuổi Hạc
Tù Nhân Lương Tâm
Tự Do Tôn Giáo
Văn Khố Thuyền Nhân
Xoá Bỏ Tra Tấn

Chức Năng Thông Dụng
· Đọc Theo Chủ Đề
· Đọc Theo Số Báo
· Ghi Danh vào Email List
· Quảng Bá Mạch Sống
· Top 15
· Ý Kiến Độc Giả
· Liên lạc tòa soạn
· Gửi bài cho Mạch Sống
· Phiếu Đóng Góp
· Census 2010
· Tìm kiếm

Ghi Danh Nhận Tin
Ghi Danh Nhận Bản Tin Mạch Sống
Tìm Kiếm


Hit Counter
We received
27776386
page views since June 01, 2005

Nguyệt San Mạch Sống

Thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS - Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển.



Về Việc Công An Dùng Vũ Lực Với Bà Hồng

Tự Do Tôn Giáo

Thông Báo Của BPSOS

Ngày 15 tháng 4, 2016

Liên lạc: elisephuong.ho@bpsos.org Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Bản PDF: http://dvov.org/wp-content/uploads/2014/07/Len-tieng-ve-viec-cong-an-hanh-hung-Ba-Tran-Thi-Hong.pdf

Sáng ngày 14 tháng 4, công an Phường Hoa Lư, Pleiku, Tỉnh Gia Lai đến tận nhà bắt Bà Trần Thị Hồng, vợ của Mục Sư Nguyễn Công Chính, về Uỷ Ban Nhân Dân Phường một cách trái luật. Họ dùng vũ lực khi Bà Hồng nhất định bảo vệ quyền thông tin riêng tư liên quan đến cuộc gặp gỡ Đại Sứ Lưu Động Hoa Kỳ David Saperstein và phái đoàn. Bà Hồng đã bị đánh đập dã man với nhiều thương tích.

Chúng tôi lên án hành động dùng vũ lực mang tính cách tra tấn của giới chức Phường Hoa Lư. Họ đã vi phạm những cam kết trong Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn mà Quốc Hội Việt Nam vừa chuẩn duyệt. Họ cũng vi phạm những quy ước ngoại giao khi đồng ý cho phái đoàn Hoa Kỳ chính thức thăm viếng vùng Tây Nguyên.

Hôm qua chúng tôi đã báo động ngay cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, và Tiểu Ban về nhân quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ.

Posted by ngochuynh on Saturday, April 16 @ 00:19:32 EDT (5102 reads)
(Read More... | 5530 bytes more | Score: 2.40)

Quốc tế ủng hộ Bàn Tròn Tôn Giáo

Tự Do Tôn Giáo

Kêu gọi TT Obama tiếp xúc các cộng đồng tôn giáo độc lập

Mạch Sống, ngày 15 tháng 4, 2016

http://machsongmedia.com/

Hôm nay 30 tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với một số tổ chức của người Việt hải ngoại cùng lên tiếng ủng hộ việc hình thành Bàn Tròn về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin - Việt Nam, gọi tắt là Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam. Ngoài ra, gần 20 nhân sĩ cũng đã đứng tên ủng hộ trong tư cách cá nhân.

"Là những tổ chức và cá nhân chủ trương phát huy tự do tôn giáo hay niềm tin trên toàn thế giới, chúng tôi quyết tâm đoàn kết với Bàn Tròn TDTGNT Việt Nam và với mọi tham dự viên của Bàn Tròn," bản tuyên bố chung khẳng định.

"Sáng kiến này dựa theo mô thức Bàn Tròn Đa Tôn Giáo đã hoạt động ở Hoa Kỳ từ 3 năm nay," Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích. "Một bàn tròn đa tôn giáo tương tự cũng được hình thành mới đây cho khu vực Âu Châụ"

Theo Ông cho biết, ý niệm hình thành bàn tròn đa tôn giáo cho Việt Nam đã được nẩy nở khi vào cuối tháng 9 năm ngoái khi các phái đoàn đại diện các cộng đồng tôn giáo độc lập từ Việt Nam đến Bangkok, Thái Lan để tham gia Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á. Hội nghị này do BPSOS đồng tổ chức cùng với 2 tổ chức bạn: Uỷ Hội Luật Gia Quốc Tế (ICJ) và Diễn Đàn Á Châu (Forum-Asia).

"Đấy là lần đầu tiên mà các cộng đồng tôn giáo độc lập này tiếp cận với nhau," Ts. Thắng nóị "Ở Việt Nam, họ ít khi giao tiếp với nhau."

Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở ĐNÁ, Bangkok, Thái Lan ngày 30/09/2015 (ảnh ICJ)

Posted by ngochuynh on Saturday, April 16 @ 00:13:49 EDT (4853 reads)
(Read More... | 11024 bytes more | Score: 2.63)

Vì đồng bào, xin hành động ngay!

Nhân Quyền

Chúng ta đang có cơ hội ảnh hưởng chính sách Hoa Kỳ về Việt Nam

Vận động các dân biểu Hoa Kỳ lên tiếng với TT Obama

Ngày 14 tháng 4, 2016

Tuần qua chúng tôi ra thông báo kêu gọi đồng hương gấp rút vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ của mình để cùng viết thư yêu cầu Tổng Thống Obama nêu vấn đề nhân quyền một cách dứt khoát và mạnh mẽ trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng tới.

Trưa nay Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ) đã khởi xướng văn thư để các vị đồng viện ký chung và gởi cho Tổng Thống Obama. Văn thư này bao hàm mọi yêu cầu mà chúng tôi đề nghị. Đây là một tiến triển đáng kể.

Trong mấy ngày tới đây chúng ta cần vận động thật đông các vị dân biểu ký tên theo kế hoạch gồm 2 bước.

Để không lãng phí thời gian, hôm nay chúng tôi tập trung huy động mạng lưới những người đã quen thuộc việc liên lạc các văn phòng dân cử, do đã tham gia nhiều cuộc vận động trong những năm qua. Họ đang cùng nhau gọi điện thoại và gởi email tới tấp vào Quốc Hội.

Posted by ngochuynh on Friday, April 15 @ 13:44:30 EDT (4640 reads)
(Read More... | 5496 bytes more | Score: 3.36)

Hành vi đàn áp, cấm đoán tôn giáo:

Tự Do Tôn Giáo

Quốc tế nắm bắt tình hình chính xác qua Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam

Mạch Sống, ngày 11 tháng 4, 2016

http://machsongmedia.com/

Quanh thời điểm phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đến Việt Nam để thị sát tình trạng của các cộng đồng tôn giáo độc lập, giới chức chính quyền Việt Nam đã có những hành động tạo hình ảnh xấu cho chế độ trong chính sách đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập.

Ngày 24 tháng 3, chỉ 3 ngày trước khi phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, do Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế David Saperstein hướng dẫn, đến Việt Nam thì chi phái Cao Đài quốc doanh đã tìm cách đánh úp để chiếm Thánh Thất An Ninh Tây, Long An của chi phái Cao Đài độc lập. Cuộc đánh úp này có sự hỗ trợ của công an địa phương. Sự việc này đã được Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam báo cáo khẩn cấp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Được thành lập cuối tháng 2 vừa qua, Bàn Tròn Đa Tôn Giáo là mạng lưới của những tổ chức và cá nhân quan tâm đến tự do tôn giáo hay niềm tin ở Việt Nam.

Ngày 30 tháng 3, công an Tỉnh Gia Lai đã dùng bạo lực để hành hung và ngăn chặn không cho bà Trần Thị Hồng, vợ của Mục Sư Nguyễn Công Chính, đến gặp ĐS Saperstein.

“Khi chỉ còn cách điểm hẹn vài trăm mét, 3 xe của công an ép 2 mẹ con tôi vào lề đường; họ quặt hai tay của tôi về phía sau và còng lại, rồi đẩy mẹ con tôi vào xe taxi để bị đưa về lại nhà,” Bà Hồng thuật lạị

Liền sau đó ĐS Saperstein cùng phái đoàn đã đến gặp Bà Hồng tại nhà và chứng kiến tận mắt các chứng cớ của việc công an đàn áp tôn giáọ Phái đoàn đã ở lại 2 tiếng đồng hồ để tìm hiểu về tình trạng của MS. Chính.

“Thấy cảnh tượng mẹ con tôi bị hành hung, đầu tóc rối bù, phái đoàn Hoa Kỳ tỏ ra không ngờ và rất quan tâm,” Bà Hồng cho biết.

e/NZLI32UMpEc

Xem phần phỏng vấn Bà Trần Thị Hồng: https://yout%e1%bb%a5be/NZLI32UMpEc

Posted by ngochuynh on Monday, April 11 @ 13:42:24 EDT (4561 reads)
(Read More... | 10346 bytes more | Score: 0)

Đại Sứ HK Saperstein đến Việt Nam

Tự Do Tôn Giáo

Chuyến đi để gặp nhân chứng sống và thân nhân của những người đã chết

Mạch Sống, ngày 4 tháng 4, 2016

http://machsongmedia.com/

Trên một chục đại diện các cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam đã tiếp xúc với Đại Sứ Lưu Động đặc trách tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ông David Saperstein, trước và trong chuyến đi Việt Nam vừa qua của Ông và phái đoàn.

Trước khi đến Việt Nam, Đại Sứ Saperstein đã ở Thái Lan hai ngày 24 và 25 tháng 3 để gặp những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo hiện đang phải xin tị nạn.

Qua sự phối hợp của văn phòng BPSOS ở Thái Lan, phái đoàn của Đại Sứ Saperstein đã dành trọn một ngày để gặp các vị sư Khmer Krom, một Mục Sư và một tín đồ Tin Lành Tây Nguyên, và một số người Hmong theo đạo Tin Lành. Ông cũng đã gặp hai tín đồ Cao Đài đến từ Việt Nam. Họ là nhân chứng sống của chính sách đàn áp tôn giáo và niềm tin đang diễn ra trong đất nước Việt Nam.

Và Đại Sứ Saperstein cũng đã gặp thân nhân của những người “tử vì đạo”: Một chấp sự Tin Lành người Hmong bị tra tấn đến chết năm 2013 vì cương quyết không bỏ đạo, và người em họ cũng bị tra tấn đến chết năm 2014. Ông cũng được báo cáo về một Mục Sư Tin Lành Ksor Xiem, người Tây Nguyên, bị tra tấn dã man vì không chịu bỏ đạo; sau khi được thả về nhà ông ta đã chết vì thổ huyết vào đầu năm nay.

Phái đoàn Tin Lành Tây Nguyên cùng với Đại Sứ Saperstein trước khi Ông lên đường đi Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 17/03/2016 (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Monday, April 04 @ 14:11:07 EDT (4734 reads)
(Read More... | 15589 bytes more | Score: 3)

Thái độ của Việt Nam về tự do TG

Tự Do Tôn Giáo

Đàn áp xảy ra ngay trước khi Đại Sứ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo đến Việt Nam

Mạch Sống, ngày 29 tháng 3, 2016

http://machsonghmedia.com/

Ngay trước khi Đại Sứ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế, Ông David Saperstein, đặt chân đến Việt Nam vào Thứ Bảy vừa qua để quan sát tình trạng tự do tôn giáo hay niềm tin ở Việt Nam đã xảy ra sự việc chi phái Cao Đài quốc doanh toan tính chiếm Thánh Thất Cao Đài tại Ấp An Hòa, Xã An Ninh Tây, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, với sự yểm trợ của công an địa phương.

“Điều này chắc chắn sẽ tạo một ấn tượng không tốt nơi phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định.

Ông cho biết rằng bản báo cáo chi tiết kèm với hình ảnh và video đã được chuyển cho phái đoàn Bộ Ngoại Giao và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam chỉ 3 ngày sau khi sự việc xảy ra.

Theo bản báo cáo, ngày 24 tháng 3 chi phái Cao Đài quốc doanh đã bất ngờ kéo người đến chiếm Thánh Thất An Ninh Tây. Họ gồm có Ông Giáo Sư Thượng Cảnh Thanh, Trưởng Ban Đại Diện 36 Họ Đạo Thành Phố Tân An, Tỉnh Long An; Ông Cai Quản Thượng Nhường Thanh, Cai quản Thánh thất Thị trấn Hậu Nghĩa Huyện Đức Hòa Tỉnh Long An; Ông Thượng Ngoan Thanh, cùng một số vị Lễ Sanh cai quản các Thánh Thất địa phương khác.

Ông Nhường là người được phái Cao Đài quốc doanh bổ xuống Thánh Thất An Ninh Tây nhưng không được đồng đạo chấp nhận và không được sự ủng hộ của dân địa phương. Ông đã nhiều lần tham gia các nỗ lực chiếm Thánh thất này.

Hộ tống phái đoàn Cao Đài quốc doanh là lực lượng chính quyền gồm Ông Võ Văn Bon, Phó Công An Xã An Ninh Tây; Ông Nguyễn Thanh Phong, Ban Tôn Giáo Xã; Ông Lại Trí Mẫn, Phó Ban Tôn Giáo Xã kiêm Ban Thông Tin Văn Hóa Xã; Ông Quý, Bí Thư Chi Bộ Ấp An Hòa; và một số công an xã.

Phó Công an Xã Võ Văn Bon khoá cổng Thánh Thất An Ninh Tây, ngày 24/03/2016 (ảnh KNS)



Note:
Posted by ngochuynh on Tuesday, March 29 @ 20:57:39 EDT (4681 reads)
(Read More... | 12659 bytes more | Score: 3)

19 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ: Hoãn biể

Quan Điểm

Thêm cơ hội để áp lực Việt Nam về nhân quyền

Mạch Sống, ngày 23 tháng 3, 2016

http://machsongmedia.com/

Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ.

TPP bao gồm các bản kế hoạch song phương mà 3 quốc gia này đã ký kết với Hoa Kỳ, với những cam kết nhằm bảo đảm sự nhất quán giữa mọi quốc gia tham gia TPP. Điều khoản chính mà Việt Nam phải cam kết là quyền lập nghiệp đoàn độc lập.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định rằng các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ nêu quan tâm vì họ e ngại rằng Việt Nam sẽ không thực hiện đúng lời hứa.

“Tại các buổi họp với Toà Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao và ngay cả với Đại Sứ Michael Froman, tôi đã nhiều lần chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam sẽ dựng lên nhiều quy định hành chính nhằm cản trở việc thành lập nghiệp đoàn,” Ts. Thắng nói. “Điều này không khác gì chính sách của họ đối với các tổ chức tôn giáo hiện nay.”

Posted by ngochuynh on Tuesday, March 29 @ 12:38:39 EDT (4605 reads)
(Read More... | 8794 bytes more | Score: 5)

Khi hành động, phải đúng việc

Quan Điểm

Tiếp theo lời chúc Tết -- Muốn có đổi thay, chúng ta phải hành động

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 20 tháng 3, 2016

http://machsongmedia.com/

Muốn thay đổi đất nước thì phải hành động, và khi hành động thì phài làm đúng việc. Muốn dứt bệnh thì phải trị đúng căn.

Nếu muốn dân chủ thì chúng ta phải biết căn nguyên của sự mất dân chủ, rồi tác động để thay đổi.

Mất dân chủ là khi nào người dân yếu hơn chính quyền về cả thế lẫn lực. Khi ấy dân sợ chính quyền và bị khống chế bởi chính quyền. Muốn có dân chủ thì phải đảo ngược tương quan này, để sao cho chính quyền sợ dân và bị dân khống chế. Muốn thế, dân phải mạnh hơn chính quyền cả về thế lẫn lực.

Cái gì tạo nên lực của dân?

Đó là sự tập hợp thành tổ chức.

Posted by ngochuynh on Sunday, March 20 @ 10:28:20 EDT (4641 reads)
(Read More... | 9274 bytes more | Score: 0)

Video ve Dien Dan Tu Do Ton Giao A Chau

VN hãy ngừng can thiệp nội bộ tôn giáo

Nhân Quyền

LTS: Cuối tháng 8 năm 2015, phái đoàn của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã thực hiện chuyến thị sát để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Phái đoàn đã tiếp xúc một số cộng đồng tôn giáo độc lập, trong đó có Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài. Ngày 19 tháng 2 vừa qua, 2 thành viên của phái đoàn phổ biến bản tường trình về chuyến thị sát. Ngày 18-21 tháng 2 vừa qua, nhân sự của Uỷ Hội lại có cơ hội tiếp xúc với thành viên của cộng đồng Phật Giáo Khmer Krom, cộng đồng Hồi Giáo Chăm, và Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài đến từ Việt Nam, tại Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo Á Châu được tổ chức ở Đài Loan. Dưới đây là bản dịch Việt ngữ của bản tường trình của phái đoàn. Bản gốc tiếng Anh: http://www.uscirf.gov/news-room/op-eds/america-magazine-report-vietnam

PHÚC TRÌNH TỪ VIỆT NAM

Tác giả: Thomas Reese và Mary Ann Glendon1

[Bản dịch Việt ngữ của BPSOS]

Dưới đây là bài Xã Thuyết đăng trên tạp chí America

của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ số ra ngày 19, tháng 2, 2016

Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khác biệt hẳn so với 40 năm về trước.  Đây là thông điệp mà chúng tôi liên tục nghe được trong chuyến đi vừa qua tại Việt Nam. Các tín hữu Việt Nam cho biết, một mặt là tự do tôn giáo đã được mở rộng trong bốn thập niên vừa qua.  Mặt khác, họ tin rằng nhiều viên chức chính phủ vẫn hiểu lầm về tôn giáo và vai trò tích cực mà tôn giáo có thể đóng góp cho xã hội, thay vào đó họ vẫn bám víu vào những nỗi lo sợ đã lỗi thời và có thành kiến ​​về quyền tự do thực hành đức tin của mọi người.

Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hạn chế tối đa quyền tự do tôn giáo bằng nhiều cách khác nhau, như lệnh cấm toàn diện các tổ chức tôn giáo và các sinh hoạt của họ.  Hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo đã chống đối cuộc cách mạng của Cộng Sản, vì sợ rằng những gì sẽ xảy ra nếu những người Marxist vô thần lên nắm chính quyền.  Sau chiến tranh, các cuộc tắm máu như dự đoán đã không xảy ra, nhưng chính quyền mới đã tịch thu tài sản của tôn giáo, bỏ tù nhiều vị lãnh đạo tôn giáo và áp bức các tín đồ.  Đặc biệt là các Kitô hữu được họ xem như là công cụ áp chế của nước ngoài, trong khi các thành viên của một số các tôn giáo địa phương, như đạo Cao Đài, được chính quyền nhắm đến vì trong quá khứ họ có quân đội chống lại Cộng Sản.

Lm Reese và cựu Đs Glendon và các thành viên của KNS Đạo Cao Đài, ngày 25 tháng 8, 2015 (ảnh KNS)

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 08:39:45 EST (4729 reads)
(Read More... | 33637 bytes more | Score: 0)

Đài Loan: Những thành quả

Nhân Quyền

Bế mạc, chia tay và nối tiếp

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 20 tháng 2, 2016

http://machsongmedia.com

Công thức “bàn tròn đa tôn giáo” mà chúng tôi trình bày trong ngày đầu của hội nghị đã trở thành đề tài được nhắc đến trong suốt hội nghị. Các buổi họp sau đó và kể cả lời tuyên bố bế mạc cũng nhắc đến công thức này. Rồi khi gặp nhau bên lề hội nghị hay trong bữa ăn, các bạn bè ngoại quốc cũng hỏi han thêm về thể thức thành lập và điều hành các “bàn tròn đa tôn giáo”. Thậm chí, có người đề nghị chúng tôi sang Pakistan để trình bày công thức này. Anh Greg Mitchell và tôi hứa sẽ gửi thông tin hướng dẫn đến từng người.

Thành quả thứ hai là Việt Nam đã được nhắc đến trong suốt hội nghị, từ diễn văn khai mạc của Ts. Katrina Lantos-Swett, đến lời phát biểu qua video của Dân Biểu Hoa Kỳ Christopher Smith, đến lời tuyên bố bế mạc của Ông Bob Fu, trưởng ban tổ chức. Nếu trước hội nghị ai còn mù mờ thì đến cuối hội nghị họ đã có ấn tượng sâu đậm về tình trạng mất tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhiều người cho biết họ sẵn lòng yểm trợ các nhóm tôn giáo  độc lập ở Việt  Nam.

Điều quan trọng là phải tính những bước kế tiếp để khai thác hai thành quả này.

8:00 am – Vừa ăn sáng chúng tôi vừa họp với tổ chức nhân quyền Freedom House về hội nghị tự do tôn giáo Đông Nam Á dự trù sẽ tổ chức vào tháng 8 tới đây. Đây sẽ là hội nghị lần 2. Hội nghị lần đầu, BPSOS đã cùng với Forum-Asia và International Commission of Jurists tổ chức ở Bangkok, Thái Lan cuối tháng 9 năm ngoái. Chúng tôi bàn việc vừa xong, một nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không hẹn trước cũng nhập bọn để bàn về chuyến đi Việt Nam sắp đến của phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ở bàn bên cạnh, một nhà báo Mỹ đang phỏng vấn cô Kim về đạo Cao Đài; người thông dịch là một giáo sư người Canada nói tiếng Việt trôi chảy.

Nhà báo Mỹ phỏng vấn cô Kim, ngày 20/02/2016 (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 08:38:11 EST (2672 reads)
(Read More... | 13225 bytes more | Score: 0)

Đài Loan: Các gặp gỡ bên lề

Nhân Quyền

Ngày 2 của hội nghị tự do tôn giáo Á Châu

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 19 tháng 02, 2016

http://machsongmedia.com/

Hôm nay, ngoài các sinh hoạt chính thức của hội nghị, chúng tôi tranh thủ bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa ăn chiều và cả các khoảng thời gian giải lao ngắn ngủi để nối kết và vận động. Suốt từ hôm qua đến giờ nhiều người đến gặp tôi và anh Greg Mitchell để hỏi han thêm về mô hình “bàn tròn đa tôn giáo”. Chúng tôi giải thích và hứa sẽ hết lòng hỗ trợ để từng quốc gia hình thành một bàn tròn đa tôn giáo. Ngoài ra tôi còn giới thiệu về Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á được tổ chức ở Bangkok cách đây vài tháng. Tôi thông báo với họ ý định tổ chức hội nghị lần 2, dự trù vào đầu tháng 8 năm nay. Giống như ở mọi hội nghị, các gặp gỡ bên lề, ngoài hành lang để kết nối, phối hợp quan trọng không kém những sinh hoạt chính thức.

8:00 am – Vừa ăn sáng vừa họp bàn về Việt Nam. Ngoài phái đoàn người Việt và các thành viên của BPSOS còn có nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhân viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế, và thành viên của một số tổ chức bạn. Chúng tôi bàn về nỗ lực thành lập “bàn tròn đa tôn giáo” cho Việt Nam, về các vụ đàn áp tôn giáo gần đây, và việc lập danh sách chế tài các kẻ vi phạm quyền tự do tôn giáo.

9:30 am – Buổi hội thảo về tình trạng tự do tôn giáo trong vùng Á Châu và Thái Bình Dương. Cô Libby Liu, Tổng Giám Đốc Radio Free Asia, điều hợp buổi hội thảo gồm 4 diễn giả. Ts. Võ Trần Nhật, thuộc Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam, giải thích về tình trạng “nói một đằng làm một nẻo” ở Việt Nam: Hiến Pháp bảo đảm mọi quyền tự do cho người dân, nhưng chính quyền có toàn quyền ấn định khuôn khổ cho các quyền tự do ấy.

Họp bàn về Việt Nam trong bữa ăn sáng, Đài Loan ngày 19/02/2106 (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 08:24:45 EST (2329 reads)
(Read More... | 14961 bytes more | Score: 0)

Đài Loan: Những gặp gỡ thú vi&

Nhân Quyền

Ghi nhanh ngày đầu của hội nghị tự do tôn giáo ở Á Châu

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 18 tháng 2, 2016

http://machsongmedia.com/

Hôm nay, ngày đầu của hội nghị 4 ngày, dầy đặc sinh hoạt từ 8 giờ sáng đến gần 10 giờ khuya. Chúng tôi thu hoạch được nhiều kết quả. Nhiều tổ chức quốc tế rất ngạc nhiên và phấn khởi khi lần đầu tiên tiếp xúc với người của các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam mà họ ít biết đến: Cao Đài, Phật Giáo Khmer Krom, và Hồi Giáo Chăm.

8:00 am – Phái đoàn Việt Nam tề tựu tại nơi ăn sáng để họp bàn kế hoạch thành lập “bàn tròn” tự do tôn giáo Việt Nam. Bà cựu Phó Tổng Thống Annette Lu đến bàn của chúng tôi để bắt tay hỏi thăm từng người và chụp hình chung. Ít lâu sau, tôi thấy Ts. Katrina Lantos-Swett, Uỷ Viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và Chủ Tịch tổ chức Lantos Foundation for Human Rights and Justice, bước vào; tôi giới thiệu Cô Katrina, một người tôi quen biết từ lâu, với các người trong phái đoàn. Một chốc sau lại gặp Anh Daniel Nadel và Cô Victoria Thoman của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Cô Tina Mufford, nhân viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Năm ngoái Cô Victoria đến Việt Nam cùng với Đại Sứ Lưu Động David Saperstein; sau đó ít lâu Cô Tina Mufford cũng đến Việt Nam cùng phái đoàn của Uỷ Hội. Khi chúng tôi vừa ăn xong thì Ts. Scott Flipse xuất hiện – có lẽ anh ta ngủ dậy trễ.  Anh Scott và tôi quen nhau từ 20 năm nay khi anh ta là nhân viên lập pháp cho DB Frank Wolf và góp phần biên soạn Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Bây giờ anh Scott là nhân viên của Uỷ Hội Trung Quốc mà DB Christopher Smith là chủ tịch.

9:30 am – Hội nghị khai mạc với lời chúc của vị đại diện Toà Thánh Vatican, một mục sư Tin Lành và vị giáo chủ, Thầy Huen-yuan, của một tôn giáo đặc thù của Đài Loan: đạo Weixin. Sau này tôi được biết thêm về tài tiên đoán của vị giáo chủ này. Bà cựu Phó Tổng Thống Annette Lu, rồi Ts. Katrina Lantos-Swett phát biểu khai mạc hội nghị. Trong phần phát biểu Cô Katrina đã nhắc đến phái đoàn Việt Nam trước cử toạ lên đến 200 người. Tiếp đến là cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Mark Lagon, nay là Chủ Tịch Freedom House. Và cuối cùng là Ts. Bob Fu, Chủ Tịch tổ chức China  Aid. Tôi biết anh Bob từ chục năm nay khi anh ấy nhờ giúp cho một nhà tranh đấu Trung Quốc xin tị nạn ở Hoa Kỳ. Anh Bob là một lãnh đạo sinh viên tranh đấu tại quảng trường Thiên An Môn năm nào và cũng là người tị nạn. Freedom House và China Aid đồng tổ chức hội nghị này.

Ts. Thắng và Ls. Greg Mitchell trình bày về "bàn tròn đa tôn giáo", ngày 18/02/2016 (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 08:13:21 EST (2305 reads)
(Read More... | 17006 bytes more | Score: 0)

Hội nghị tự do tôn giáo ở A Chau

Nhân Quyền

Những giòng ghi vội cho ngày “tiền hội nghị”

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 17/02/2016

http://machsongmedia.com/

Hôm nay, 17 tháng 2, các phái đoàn từ nhiều quốc gia lục tục đến nơi. Sáng mai hội nghị bắt đầu. Đây là lần đầu tiên có một hội nghị về tự do tôn giáo cho toàn vùng Á Châu và Thái Bình Dương. Theo ban tổ chức cho biết, có cả thảy 99 người từ 27 quốc gia đã xác nhận sẽ tham gia. Từ trước cả hai tháng, tôi đã “hẹn hò” với các bạn bè từ nhiều quốc gia để  cùng nhau có những buổi họp bên lề hội nghị, để bàn riêng về kế hoạch cho Việt Nam.

Tôi từ Hoa Kỳ đến Đài Loan trước hai hôm. Cô Caroline, Giám Đốc Về Vận Động Pháp Lý thuộc văn phòng BPSOS ở Bangkok, Thái Lan, cũng vậy. Chiều hôm qua anh Ian, Giám Đốc về Phát Triển Xã Hội Dân Sự của BPSOS, đến từ Bangkok,và anh Huy, cộng tác viên với chương trình CAMSA của BPSOS, đến từ Malaysia. Chiều hôm nay một người nữa đến từ Việt Nam và một người đến từ Campuchia. Phái đoàn chúng tôi còn có Ts. Võ Trần Nhật sẽ đến từ Pháp.  Chiều nay hy vọng sẽ gặp mọi người ở bàn ghi danh, ngoại trừ vị Mục Sư Tin Lành đang còn trở ngại visa.

CAMSA là viết tắt từ Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, tiếng Việt là Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu. Đây là chương trình chống buôn người do BPSOS khởi xướng năm 2008 và đã đóng góp cho những thay đổi trong chính sách quốc gia của Malaysia và Đài Loan về chống buôn người.

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 08:05:08 EST (2287 reads)
(Read More... | 12593 bytes more | Score: 1)

Chuyện tếu đầu năm để suy nghĩ quan

Quan Điểm

Quan niệm về thời gian: Yếu tố văn hoá ảnh hưởng hội nhập quốc tế

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 15 tháng 2, 2016

http://machsongmedia.com/

Quan niệm về thời gian thay đổi theo văn hoá. Ngay ở Hoa Kỳ quan niệm ấy đã khác nhau tuỳ theo vùng. Tôi ở Bắc Virginia nhưng học đại học ở miền Nam của tiểu bang. Đám sinh viên từ miền Bắc chúng tôi nói đủa với nhau: chắc phải học lâu gấp đôi vì thầy miền Nam nói chậm chỉ bằng nửa tốc độ của thầy miền Bắc.

Đó là chuyện đùa. Còn đây là chuyện thật. Tôi có anh bạn luật sư gốc thành phố New York, nơi người dân nổi tiếng sống nhanh nói vội. Một hôm anh ta được hãng luật giao cho cô phụ tá mới ra trường đến học việc. Cô ấy là dân Alabama, một tiểu bang miền Nam nơi có nhịp sống chậm rãi. Ngày đầu được giao việc, cô ta không nghe kịp “sếp” nói gì. Cô khóc thút thít vì không dám hỏi lại. Anh chàng luật sư ngồi bàn bên cạnh thấy tội nghiệp, lập lại lịch công việc một cách thật chậm rãi. Cô ta mừng quá, nín khóc và bắt tay vào việc. Đó là người Mỹ với nhau.

Trong công việc, tôi có dịp đi nhiều quốc gia, tiếp xúc nhiều nền văn hoá. Tôi lấy cụm từ “sớm nhất có thể được” để đo lường sự khác biệt trong quan niệm về thời gian. Nếu người ở New York, như anh bạn của tôi, diễn giải nó là nội trong 24 tiếng đồng hồ thì người dân miền Nam Hoa Kỳ kéo giãn nó ra thành 48 tiếng. Qua đến Mexico thì nó có thể tăng lên thành một tuần. Với người Pháp thì chắc còn lâu hơn nữa. Ở Úc ra sao, tôi không biết nhưng đoán là cũng dài ngày lắm.

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 08:02:17 EST (2261 reads)
(Read More... | 8527 bytes more | Score: 0)

Phái đoàn từ Việt Nam tham gia diễn 

Nhân Quyền

Nỗ lực hình thành các bàn tròn đa tôn giáo trong khu vực

Mạch Sống, ngày 15 tháng 2, 2016

http://machsongmedia.com/

Ngày 18 tháng 2 tới đây, Diễn Đàn Tự Do Tôn Giáo ở Á Châu và Thái Bình Dương sẽ khai mạc tại thủ đô của Đài Loan. Trong 4 ngày, các tham dự viên sẽ cùng nhau thảo luận kế hoạch để phát huy tự do tôn giáo trên toàn vùng Á Châu. Cựu Nữ Phó Tổng Thống Đài Loan Annette Lu sẽ chủ toạ diễn đàn.

Các thành phần tham gia gồm có các chức sắc tôn giáo, đại diện của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, giới chức Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, nhân viên Quốc Hội Hoa Kỳ, giới chức đặc trách nhân quyền của một số chính quyền Á Châu. Phái đoàn do BPSOS phối hợp sẽ là phái đoàn đông nhất, gồm 9 người trong đó hơn phân nửa đến từ Việt Nam.

Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, tổ chức BPSOS được mời để chia sẻ kinh nghiệm của 20 năm hoạt động trong lĩnh vực phát huy và bảo vệ tự do tôn giáo.

“Cách đây hơn 3 tháng, chúng tôi đã thực hiện một diễn đàn tương tự trong phạm vi Đông Nam Á,” Ts. Thắng giải thích. “Trong những ngày tới đây, chúng tôi sẽ triển khai cho rộng thêm thành quả của diễn đàn Đông Nam Á.”

Các phái đoàn tham dự Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở ĐNÁ, Bangkok, Thái Lan ngày 30/09/2015 (ảnh ICJ)

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 08:00:26 EST (2281 reads)
(Read More... | 7931 bytes more | Score: 3.5)

Mỹ được yêu cầu nêu vấn đề nhân quy

Nhân Quyền

12.02.2016

Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, được thúc giục đặt vấn đề nhân quyền Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN diễn ra ở bang California vào tuần tới.

Cuộc họp lần đầu tiên với lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á do Tổng thống Mỹ chủ trì tại Sunnylands trong hai ngày 15-16/2 nhằm phát triển quan hệ chiến lược Hoa Kỳ-ASEAN và tăng cường hợp tác ở những lĩnh vực quan trọng bao gồm an ninh, trong đó vấn đề Biển Đông sẽ là một trọng tâm bàn thảo.

Thỉnh nguyện thư với trên 30 chữ ký của các các nhà hoạt động và các cơ quan bảo vệ nhân quyền, bao gồm Human Rights Watch, yêu cầu Tổng thống Obama nêu quan ngại với phái đoàn Việt Nam về các vi phạm nhân quyền trầm trọng tiếp diễn bất chấp những cam kết của Hà Nội trong tư cách thành viên các công ước quốc tế về nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 07:56:39 EST (2144 reads)
(Read More... | 2178 bytes more | Score: 0)

Trả lời phỏng vấn về lá thư cuM

Quan Điểm

Phỏng vấn về hai sự việc liên quan đến một đảng chính trị bị tình nghi khủng bố

Ngày 13 tháng 2, 2016

Xin chào Ts Nguyễn Đình Thắng. Năm 2015, cộng đồng đã xôn xao vì bộ phim “Terror in Little Saigon”. Phản ứng của đảng Việt Tân như mọi người đã rõ: cuống cuồng xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông có thể để lôi kéo cộng đồng lên án PBS. Tuy vậy, khá nhiều người trong cộng đồng đã phản ứng với VT qua nhiều cách, mạnh nhất là viết bài tự do. Trong tháng 1/2016, có hai sự kiện đáng lưu ý dính líu đến đảng VT.

Chúng tôi quan tâm chuyện này vì nhiều độc giả của báo chúng tôi nhận định rằng:

1) VT luôn có hành động giống như “cướp credit”

2) Hoặc “mập mờ” để gây ảnh hưởng nhằm mục đích tạo ấn tượng cho người trong nước rằng VT là đảng lớn duy nhất ở hải ngoại.

3) Hành động giống “mafia” của Mặt Trận trong một đất nước pháp trị (Hoa Kỳ) vào những năm 80-85 đã gây bất ổn cho cộng đồng vào thời đó, và vẽ lên một hình ảnh xấu cho người bản xứ.

Hai sự kiện đáng lưu ý là hai lá thư : một của Ông Huỳnh Bá Hải gửi DB Loretta Sanchez ngày 6 tháng 1, 2016 và thư của Ông Nguyễn Thanh Tú gửi bà Libby Liu, Giám Đốc Đài RFA ngày 21 tháng 1, 2016.

TMV: Thưa Ts, cộng đồng có nên yểm trợ hai vị Hải và Tú về các yêu cầu của họ đối với công quyền mà đại diện là bà Loretta Sanchez và Bà Libby Liu? Không thì vì sao, và nếu có thì vì sao?

Ts Nguyễn Đình Thắng: Dựa trên những dữ kiện được phổ biến, tôi thấy Ông Nguyễn Thanh Tú nêu ra hai vụ việc có thể cùng là những chỉ dấu cho chủ trương của một đảng chính trị là cài cắm hay mua chuộc người để lũng đoạn các định chế Hoa Kỳ. Văn phòng của Bà Dân Biểu Loretta Sanchez trực thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ và hoàn toàn do ngân sách của Quốc Hội tài trợ, với những quy định rõ ràng về chức năng và trách nhiệm. Còn RFA là chương trình phát thanh điền thế do Quốc Hội thành lập năm 1994 (Công Luật P.L. 103-236) và được tài trợ bằng ngân sách quốc gia, với sứ mạng pháp định: cung cấp tin tức và thông tin độc lập, không bị kiểm duyệt và chính xác cho người dân ở các quốc gia độc tài ở Á Châu.

Điều cần lưu ý là một đảng chính trị với mục đích thay đổi chế độ để rồi tham gia chính quyền ở một quốc gia khác phải được xem là một nhân tố “ngoại bang” theo luật pháp Hoa Kỳ, dù có trụ sở đặt ở Hoa Kỳ.

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 07:52:59 EST (2414 reads)
(Read More... | 35900 bytes more | Score: 3.5)

30 tổ chức cùng kêu gọi TT Obama áp lư&#

Nhân Quyền

Thúc đẩy cho nhân quyền tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN

Thông Cáo Báo Chí, BPSOS

Ngày 11 tháng 2, 2016

Chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN, 30 tổ chức nhân quyền và nhiều cá nhân đã cùng lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Obama đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền nếu muốn mở rộng quan hệ mậu dịch và an ninh với Hoa Kỳ.

“Văn thư này đã được gởi đến Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bằng nhiều con đường khác nhau nhằm thúc đẩy Hành Pháp Hoa Kỳ đặt ưu tiên cao cho vấn đề nhân quyền khi tiếp xúc với phái đoàn Việt Nam trong hai ngày 15 và 16 tháng 2 tới đây,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc BPSOS, nói.

Các tổ chức và cá nhân ký tên đã nhắc nhở TT Obama về tình trạng vi phạm nhân quyền đang leo thang trở lại ở Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam vừa ký Hiệp Ước TPP:

“Chính quyền Việt Nam tiếp tục đối xử với các công dân của họ -- đặc biệt là những người cổ võ cho sự tôn trọng nhân quyền và dân chủ... Đặc biệt đáng quan ngại là vụ bắt giữ luật sư nhân quyền và cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài. Ông bị bắt và bị giam lần đầu năm 2007 vì đã đứng ra bênh vực tự do tôn giáo và kêu gọi dân chủ hóa xã hội Việt Nam. Trớ trêu thay, không lâu trước khi bị bắt giam vào ngày 16 tháng 12 năm 2015, Ông Đài công khai ủng hộ Việt Nam tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, (TPP).”

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 07:50:22 EST (2189 reads)
(Read More... | 25700 bytes more | Score: 2.5)

Muốn có đổi thay, chúng ta phải hành &#

Quan Điểm

Lời chúc Tết đồng bào và đồng hương

Ngày 7 tháng 2, 2016

Trước thềm năm mới, tôi cầu chúc đồng bào thân thương ở trong nước và tất cả đồng hương quý mến trên khắp thế giới năm Bính Thân được sức khoẻ dồi dào, hưởng hạnh phúc trong gia đình, và đạt thắng lợi ngoài trường đời.

Đối với non sông đất nước Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau ước vọng sự đổi thay sẽ sớm đến, để sao cho xã hội được cởi trói, người dân được tôn trọng về nhân quyền và nhân phẩm, và quê hương được mãi mãi vẹn toàn và độc lập.

Nhưng chúng ta không thể chỉ ước vọng. Muốn có đổi thay, chúng ta phải hành động.

Muốn có dân chủ thì người dân phải chủ động để thay đổi cán cân thế và lực giữa mình và chính quyền. Muốn thay đổi cán cân ấy thì người dân phải tập hợp lại thành những tổ chức ngày càng chặt chẽ về quy củ và càng lớn rộng về quy mô, độc lập với chính quyền để rồi sẽ có ngày kiểm soát chính quyền.

Posted by ngochuynh on Saturday, March 05 @ 07:43:31 EST (2189 reads)
(Read More... | 6690 bytes more | Score: 2)

Hội Nghị ĐNÁ Về Tự Do Tôn Giáo

Tự Do Tôn Giáo

Mở đầu nỗ lực toàn khu vực để bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo và niềm tin

Mạch Sống, ngày 22 tháng 1, 2016

http://machsongmedia.com/

Hôm nay, ban tổ chức của Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á công bố bản tuyên ngôn của hội nghị. Có hai cộng đồng tôn giáo đến từ Việt Nam trong số các tổ chức ký tên vào bản tuyên ngôn.

Tổ chức tại Bangkok ngày 30 tháng 9 và 1 tháng 10 vừa qua ở Bangkok, Thái Lan, đây là hội nghị cấp vùng ở ĐNÁ đầu tiên về tự do tôn giáo, do sáng kiến của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế hay Niềm Tin.

Bản tuyên ngôn nói đến các thử thách và cơ hội trong một vùng đang trải qua nhiều đổi thay, đặc biệt là với sự hình thành của Cộng Đồng ASEAN; do đó cần thiết một nỗ lực quy mô để tận khai thác các cơ hội mới và đối phó với các thử thách nhằm phát huy tự do tôn giáo và niềm tin trong toàn khu vực.

“Tự do tôn giáo hay niềm tin là một nhân quyền bất khả phân, bất khả xâm phạm, bao gồm quyền có hay không có tôn giáo hay niềm tin, thay đổi niềm tin, không bị ép buộc và tự do thể hiện tôn giáo hay niềm tin,” Bản Tuyên Ngôn khẳng định.

Hội nghị cùng nhau soạn thảo bản Tuyên Ngôn, Bangkok ngày 1/10/2015 (ảnh ICJ)

Posted by ngochuynh on Thursday, February 04 @ 00:48:53 EST (3341 reads)
(Read More... | 14077 bytes more | Score: 2.5)

Bàn tròn đa tôn giáo: mô hình hưu hiệu

Tự Do Tôn Giáo

Không chỉ đúng việc mà còn phải đúng cách

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 26 tháng 1, 2016

http://machsongmedia.com/

Có 3 yếu tố tối cần thiết cho hoạt động xã hội dân sự. Đó là: tổ chức, tổ chức và tổ chức.

Nếu không có tổ chức thì không có xã hội dân sự. Và nếu không có đông các tổ chức phát triển về quy củ và quy mô thì xã hội dân sự mãi mãi èo uột.

Theo tôi, “bàn tròn đa tôn giáo” là một mô hình tổ chức có cơ hội phát triển ở Việt Nam và ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

Bàn tròn đa tôn giáo

Từ nhiều năm qua, BPSOS tham gia “bàn tròn đa tôn giáo” mà tiếng Anh là “multi-faith roundtable” gồm nhiều tổ chức với tầm hoạt động quốc gia hay quốc tế.

“Bàn tròn đa tôn giáo” có nhiều lợi thế so với “hội đồng liên tôn” vì nó tránh được sự lấn cấn về tính chính danh, tránh tình trạng độc chiếm và loại trừ, và dễ quy tụ và phát triển.

Một hội đồng liên tôn, để chính danh, đòi hỏi 2 yếu tố. Trước hết, danh xưng “hội đồng” ngụ ý là người tham gia phải có sự uỷ nhiệm hay bổ nhiệm chính thức của một tổ chức tôn giáo hay một cơ quan thẩm quyền. Kế đến, chữ “liên tôn” ngụ ý có sự liên minh chính thức giữa các tôn giáo. Để đạt cả 2 yếu tố này thì phải qua những thủ tục nhiêu khê và mất thời gian vì không những nội bộ mỗi tôn giáo phải chính thức chỉ định người tham giao vào hội đồng, mà giữa các tôn giáo lại còn phải hoàn tất các cuộc thương thảo về liên minh. Nếu theo đúng quy trình để bảo đảm tính chính thức và chính danh thì phải mất nhiều năm mà chưa chắc đã xong.



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, February 04 @ 00:40:51 EST (3121 reads)
(Read More... | 14374 bytes more | Score: 3)

Sinh viên Mỹ gốc Campuchia tìm tự do cho TPB VNCH

Tị Nạn

Những “người dưng nước lã” đang tranh đấu và bảo bọc đồng bào của chúng ta

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 31 tháng 1, 2016

http://machsongmedia.com/

Christsna Sot, nam sinh viên Mỹ gốc Campuchia, vừa hoàn thành một công tác rất đặc biệt: Gây quỹ để đóng tiền thế chân cho một thương phế binh VNCH đang bị giam giữ ở Trại Giam Sở Di Trú Thái Lan ở Suanphlu, Bangkok. Cách đây 2 tháng, Christsna bắt đầu kêu gọi người trong gia đình và bạn bè đóng góp và khởi xướng gây quỹ trên trang mạng GofundMe.com.  Sau hơn một tháng gây quỹ được trên 700 Mỹ kim, chưa được nửa số tiền cần thiết, Christsna cầu cứu. Tôi đưa lời kêu gọi của em lên trang facebook “Vietnam Advocacy Day” – trang thông tin về Ngày Vận Động Cho Việt Nam hàng năm ở Quốc Hội Hoa Kỳ -- thì chỉ trong chưa đầy 2 ngày số tiền đóng góp vọt lên trên 2 nghìn Mỹ kim, không những đủ tiền thế chân mà còn dư chút đỉnh để người TPB VNCH này sinh sống được vài tháng trong khi chờ toán luật sư của BPSOS ở Thái Lan can thiệp về quy chế tị nạn.

Sinh viên Chistsna

Christsna hiện là sinh viên Đại Học California -- Berkeley ở Bắc California. Cha mẹ của em là những người tị nạn Campuchia chạy thoát chế độ Pol Pot và đến định cư ở Oakland, California.

Khoá học mùa Thu năm ngoái, Christsna tham gia chương trình trao đổi sinh viên giữa trường Đại Học California - Berkeley với Đại Học Thammasat, một trong những trường đại học nổi tiếng của Thái Lan. Trong thời gian học ở Thái Lan, Christsna tình nguyện với văn phòng pháp lý của BPSOS tại Bangkok. Christsna và một bạn sinh viên, cũng trong chương trình trao đổi sinh viên kể trên, được giao trách nhiệm mỗi tuần đi thăm các người tị nạn bị giam ở Trại Giam Suan Phlu. Đây là nơi giam giữ những người bị chính phủ Thái Lan xem là nhập cư bất hợp pháp.

Người tị nạn dù được Liên Hiệp Quốc công nhận hay chưa công nhận tư cách tị nạn cũng đều bị xem là nhập cư bất hợp pháp. Nhiều người tị nạn Việt Nam đã bị giam vào đấy. Trong đó có một vài tên tuổi được biết đến như là Trương Quốc Huy hay Đặng Chí Hùng. Con số người tị nạn bị giam ở Suan Phlu nhiều hơn vậy nhiều nhưng ít được ai biết đến. Khi đã vào trại giam Suan Phlu ở Bangkok rồi thì nạn nhân sẽ bị giam vô thời hạn. Cách duy nhất để thoát ra là hồi hương hay định cư ở quốc gia khác – trường hợp này chỉ xẩy ra trong một số trường hợp hiếm hoi có sự can thiệp của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ như trường hợp của Trương Quốc Huy và Đặng Chí Hùng. Còn một cách thứ ba là đóng tiền thế chân để tại ngoại, nhưng việc này lại tuỳ thuộc chính sách hôm nắng hôm mưa của chính phủ Thái Lan và quyết định tuỳ nghi của giới chức trại giam.

Hàng tuần, Christsna và người bạn đều đến trại giam Suan Phlu để thăm những người tị nạn mà toán luật sư của BPSOS quan tâm bảo vệ. Thường mỗi lần đi thăm, hai sinh viên này còn đem chút quà cho người tị nạn đang bị giam cầm. Nếu có việc khẩn cấp, hai em này báo lại cho toán luật sư để kịp thời can thiệp.

Sinh viên Christsna cùng với cô luật sư người Thái và Giám Đốc về Phát Triển XHDS người Mỹ của BPSOS (ảnh BPSOS)

Posted by ngochuynh on Thursday, February 04 @ 00:33:33 EST (3277 reads)
(Read More... | 26698 bytes more | Score: 3.5)

Vận động cho các dự luật nhân quyề

Nhân Quyền

Một người Việt đích thân gặp DB Royce để đưa thỉnh nguyện

Mạch Sống, ngày 31 tháng 1, 2016

http://machsongmedia.com/

Mở đầu chiến dịch vận động cho các dự luật nhân quyền, hôm nay BPSOS gửi văn thư đến văn phòng của DB Ed Royce, Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, để kêu gọi ông ta sớm đưa các dự luật nhân quyền ra biểu quyết. Văn thư này được ký chung bởi một số cư dân ở vùng Nam California và một số tổ chức toàn quốc. Trong số cá nhân ký tên có một số cựu tù nhân lương tâm: Tạ Phong Tần, Lê Thị Kim Thu và Vũ Hoàng Hải.

Cùng lúc, một người Việt đã đích thân gặp DB Royce để đệ đạt lời yêu cầu này.

Ông Ngô Thanh Lâm, cựu chủ tịch tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Georgia, nhân dịp đi công tác ở San Diego đã dự buổi gây quỹ tranh cử cho DB Royce và đã chuyển đạt nguyện vọng của tập thể người Mỹ gốc Việt.

“Chúng tôi biết là đã có một số cá nhân và một số tổ chức gửi thư riêng và trực tiếp cho DB Royce tại văn phòng ở Quận Cam của ông ta trong những ngày qua,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.

Ông Ngô Thanh Lâm và DB Royce, San Diego, California 31/01/2016 (ảnh NTL)



Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, February 04 @ 00:31:28 EST (2997 reads)
(Read More... | 10418 bytes more | Score: 0)

Cuộc tổng vận động cho Việt Nam năm 2016

Nhân Quyền

-          TNS Cornyn đưa dự luật chế tài vào Thượng Viện

-          TNS Cassidy đòi tự do cho Bà Bùi Thị Minh Hằng

-          DB Smith họp bàn tròn về tự do tôn giáo và luật chế tài kẻ vi phạm

Mạch Sống, ngày 21 tháng 1, 2016

http://machsongmedia.com/

Hôm nay, khi Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam khai mạc ở Hà Nội, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã có một loạt những hành động nhắm vào tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Trước hết, TNS John Cornyn (Cộng Hoà, Texas) đã đưa dự luật Chế Tài Các Kẻ Vi Phạm Nhân Quyền ở Việt Nam, với danh số S. 929, vào Thượng Viện.

Theo vị TNS Cornyn, người nắm quyền lực hàng thứ 2 ở Thượng Viện, phát biểu về dự luật này:

“Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ không thể tiến triển nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục hoàn toàn xem thường nhân quyền của chính công dân của họ. Có nhu cầu cấp thiết để Hoa Kỳ có những hành động tập trung nhằm yểm trợ cho người dân Việt Nam, và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho những công dân đã mất đi quyền công dân căn bản, quyền tôn giáo và những quyền tự do chính trị trong tay của chính chính quyền của họ.”

Nội dung chính của dự luật này là chỉ định Tổng Thống Hoa Kỳ phải lập danh sách những công dân Việt Nam đã toa rập trong các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, cấm họ nhập cảnh Hoa Kỳ, và áp đặt các biện pháp chế tài lên họ.

Posted by ngochuynh on Thursday, February 04 @ 00:27:19 EST (2971 reads)
(Read More... | 12711 bytes more | Score: 0)

Nói với dân oan

Nhân Quyền

Không thể thành công nếu theo lối cũ

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 17 tháng 1, 2016

http://machsongmedia.com/

Lại thêm một người dân oan tranh đấu và cũng là người tranh đấu cho dân oan vừa ra tù. Nhưng con số dân oan tù đầy không giảm. Mới đây lại còn có trường hợp cả gia đình bố mẹ con cái cùng đi tù. Cuộc tranh đấu đầy máu và nước mắt của quý vị đã kéo dài mấy mươi năm, nhưng vẫn chẳng đến đâu nếu không muốn nói là đi giật lùi vì tình trạng chiếm đất ngày càng lan rộng.

Người Mỹ có câu: “Nếu vẫn làm như cũ thì đừng mong kết quả sẽ khác đi.” Hễ làm việc gì nhiều lần mà không có kết quả thì có nghĩa là làm chưa đúng mức hay chưa đúng cách, và phải thay đổi nếu muốn có kết quả.

Lối cũ

Cuộc tranh đấu của quý vị “dân oan” trong suốt mấy chục năm qua có thể được tóm tắt là: người yếu thế mà chỉ có mỗi một ngón võ duy nhất -- khiếu kiện và biểu tình.

Khiếu kiện và biểu tình đã không đem lại hiệu quả. Thậm chí quý vị đã huy động nhau từ nhiều tỉnh thành kéo đoàn về Hà Nội để khiếu kiện và biểu tình cho đông và dài ngày. Cuối cùng vẫn chỉ đón nhận sự đàn áp, đánh đập, bắt bớ. Ít người hay đông người cũng chẳng thay đổi gì về hiệu quả. Điều này cho thấy không phải là quý vị chưa làm hết mức mà là quý vị chưa làm đúng cách. Nếu cứ tiếp tục như thế thì e rằng sẽ thêm người bị hành hung hay vào tù mà đất đai, ruộng vườn, nhà cửa vẫn mất trắng tay.

Lý do của sự thiếu hiệu quả kể trên cũng dễ hiểu. Muốn tác động lên chính sách thì người dân phải lên tiếng và giới chức thẩm quyền phải lắng nghe. Quý vị đã lên tiếng, nhưng chính quyền không lắng nghe. Nếu không làm cho chính quyền phải lắng nghe thì sự lên tiếng của quý vị sẽ tiếp tục rơi vào khoảng không, chẳng đến đâu.

Posted by ngochuynh on Sunday, January 17 @ 22:56:18 EST (4087 reads)
(Read More... | 28475 bytes more | Score: 0)

Tổng vận động cho Việt Nam năm 2016

Ngày Vận Động VN

Năm nay là thời điểm thuận lợi nhất để mở đường cho sự thay đổi ở Việt Nam

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 12 tháng 1, â₫2016

http://machsongmedia.com

Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm 2016 sẽ là 22 – 24 tháng 6, với ngày Thứ Năm 23 là ngày chính và quan trọng nhất. Xin quý đồng hương có lòng với quê hương và dân tộc tham gia đông đảo để cùng nhau tận khai thác các yếu tố thuận lợi mà chúng ta đang có. Để ghi danh tham gia, xin liên lạc cô Xuân Phương: elisephuong.ho@bpsos.org.

Các mục tiêu

Các mục tiêu vận động năm 2016 gồm có:

  1. Vận động Hành Pháp Hoa Kỳ áp dụng lên Việt Nam các biện pháp chế tài sẵn có trong luật hiện hành;

  2. Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Toàn Cầu;

  3. Đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm;

  4. Đòi hỏi chính quyền Việt Nam luật hoá các cam kết về nhân quyền trước khi được hưởng lợi ích của Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP.

Posted by ngochuynh on Tuesday, January 12 @ 19:49:52 EST (3675 reads)
(Read More... | 27793 bytes more | Score: 0)

Thêm Một Bước Tiến Trong Vận Động Nhân Q

Nhân Quyền

Thượng Viện Hoa Kỳ Cài Điều Kiện Tự Do Tôn Giáo vào TPA

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 18 tháng 5, 2015

Lúc 6 giờ chiều hôm nay Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua tu chính án để cài điều kiện tự do tôn giáo vào dự luật TPA về thẩm quyền "đàm phán nhanh" (Fast Track) cho Tổng Thống. Đây là một bước tiến đáng kể trong kế hoạch cài điều kiện nhân quyền vào cuộc thương thảo về TPP đang diễn ra với Việt Nam và 10 quốc gia khác.

Phái đoàn vận động từ Oklahoma cùng với lúc bấy giờ là Dân Biểu James Lankford, Ngày Vận Động Cho Việt Nam 26 tháng 3, 2014

Posted by ngochuynh on Tuesday, May 19 @ 11:28:40 EDT (7660 reads)
(Read More... | 6196 bytes more | Score: 0)

Đo ván ngay tại sân nhà

Quan Điểm Muốn khai dụng thế công dân, phải vượt qua luỹ tre làng

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 9 tháng 5, 2015

http://machsongmedia.com

Thông tin về Hội Nghị Xã Hội Dân Sự ASEAN tổ chức ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia cuối tháng tư vừa qua giúp nhiều người Việt trong và ngoài nước bắt đầu ý thức rằng, trong rất nhiều năm, các tổ chức XHDS thật đã bị tiếm danh và quốc tế đã bị qua mặt bởi các tổ chức quốc doanh do nhà nước Việt Nam dựng lên.

Tình trạng bi tiếm danh và qua mặt không chỉ xẩy ra cho XHDS hãy còn phôi thai và phải hoạt động trong môi trường bị bưng bít và be bờ ở trong nước; nó còn xẩy ra ngay ở hải ngoại này, sân nhà của những người Việt tị nạn cộng sản.

Chuyện xưa


Năm 1995, chúng tôi vận động cho dự luật của Dân Biểu Christopher Smith nhằm chống cưỡng bách hồi hương thuyền nhân Việt Nam. Lúc ấy nhiều vị dân biểu thuộc Đảng Dân Chủ, bình thường rất quan tâm đến nhân quyền và người tị nạn, lại chống dự luật này. Họ đã bị thông tin sai lạc bởi những thành phần đang thúc đẩy tiến trình bình thường hoá ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.


Phái đoàn đa tôn giáo cùng với DB Frank Wolf tại sinh hoạt do nhóm "Bàn Tròn" tổ chức ở Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 19 tháng 9, 2014


Note:
Posted by ngochuynh on Saturday, May 09 @ 20:05:20 EDT (8006 reads)
(Read More... | 14401 bytes more | Score: 4.6)

Ngày 2 Của Hội Nghị ACSC/APF

Nhân Quyền Tóm Tắt Diễn Tiến Ngày 2 Của Hội Nghị ACSC/APF

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 24 tháng 4, 2015

http://machsong.org

Hôm nay, 23 tháng 4, đoàn 15 người chúng tôi chia thành 2 toán, một toán lo gian hàng trưng bày và một toán tham gia các buổi họp khoáng đại. Khuya ngày 21, có kẻ gian phá gian hàng mà BPSOS đứng tên thuê để thực hiện 2 chức năng: (1) trình bày hiện trạng tra tấn và chính sách đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, (2) giới thiệu các tổ chức XHDS bị ngăn cản tham gia vì họ là những tổ chức thật chứ không phải GONGO.

8:00 sáng, toán 1 lên đường để in ra và dán lại các hình ảnh về tra tấn và bạo hành của công an đối với các tín đồ và chức sắc tôn giáo mà kẻ gian đã xé lột. Chúng tôi đã giữ hiện trường nguyên trạng trong 24 tiếng trước đó để toán an ninh có thời gian lập biên bản điều tra.

9:00 sáng, toán 2 tham gia các buổi họp khoáng đại tại hội trường chính. Ai ai cũng bàn tán về gian hàng trưng bày của BPSOS. Vụ việc trở thành đề tài nóng. Thậm chí, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Paul Low của Malaysia, vị diễn giả đầu ngày, cũng lên án hành động phá hoại này. Ông cũng chỉ trích việc một số chính quyền ASEAN dùng GONGO vì không thực tâm tôn trọng tiếng nói của người dân.




Note:
Posted by ngochuynh on Thursday, April 23 @ 20:28:38 EDT (8641 reads)
(Read More... | 10514 bytes more | Score: 4.87)


Old Articles

Thursday, April 23
· Ngày Đầu Của Hội Nghị ACSC/APF
Tuesday, April 21
· Tường thuật Hội Nghị XHDS ASEAN
Monday, April 20
· Đọ sức thật - giả
Saturday, April 18
· Vô hiệu hoá công cụ khống chế
Friday, April 17
· Đẩy lùi chuyên chế
· TPA: Thắng lợi bước đầu
Wednesday, April 15
· Danh Sách Vinh Danh và Tri Ân ở Kennedy Center
Monday, April 13
· Làm Chính Trị
Sunday, April 12
· 3 tháng quyết định: thử thách cho VN
Saturday, April 11
· Cần thêm 13 tiểu bang
Thursday, April 09
· Tự do Tôn Giáo: Cơ Hội Cho Quốc Nội
Wednesday, April 08
· Cơ Hội Thay Đổi Việt Nam
Friday, April 03
· Tôi không làm chính trị
· 3 hình thức vinh danh và tri ân
Wednesday, April 01
· Những đồng minh son sắt của chúng ta
· Cơ hội vàng cho nhân quyền Việt Nam
Wednesday, March 25
· Thành Phố Houston vinh danh BPSOS
Sunday, March 22
· Điều Kỳ Diệu Thứ Ba
Sunday, March 15
· 3004 dặm xuyên Hoa Kỳ cho tự do
· Tuyển người mẫu cho chương trình Kennedy Center
Thursday, March 12
· Hoa Kỳ và LHQ: Việt Nam đàn áp tôn giáo
Saturday, March 07
· Thời điểm quyết định cho nhân quyền VN
Thursday, March 05
· Báo cáo về tình trạng của các tôn giáo ở Việt Nam
· RFA phỏng vấn phái đoàn đa tôn giáo
· CPC cho Việt Nam, tự do cho LM Lý
Monday, March 02
· Chương trình Kennedy Center: Cập nhật
Friday, February 27
· Phái đoàn người Việt vận động tự do
· Hoa Hậu Nebraska USA: MC chương trình Kennedy Center
· Ba Điều Kỳ Diệu
Monday, February 23
· Đại sứ HK về tự do tôn giáo nhậm chức
· Của chúng ta, của chúng tôi
Saturday, February 21
· Ấn phẩm đánh dấu 40 năm người Việt
Friday, February 20
· “Bật mí” chương trình vinh danh và tri ân
Sunday, February 01
· 3 bước cho dân chủ
Saturday, January 31
· 40 năm sau: Tiếp Tục Hành Trình Đến Tự Do
Wednesday, January 28
· 20 Dân Cử Liên Bang ủng hộ
Sunday, January 25
· XHDS VN góp tiếng nói với XHDS ASEAN
Wednesday, January 14
· Chuyện lá cờ: Tin đồn không căn cứ
Sunday, January 11
· Dùng sở trường và ưu thế
Saturday, January 10
· Giáng Sinh giữa núi rừng
Thursday, January 08
· Tiếp tay cho công cuộc vinh danh và tri ân
Monday, January 05
· Đổi cách làm
Saturday, January 03
· Để tăng thế và lực cho dân
Wednesday, December 31
· Năm ấy, chuyện gì xảy ra?
Tuesday, December 23
· Trong và ngoài: Sẵn sàng cho 2015
Sunday, December 21
· 10 ngày quyết định
Tuesday, December 16
· Hãy Lên Lịch
· Thời điểm quyết liệt đã đến
Friday, December 12
· Khởi sự vận động đưa VN vào CPC
Thursday, December 11
· Trả lại sự thật cho lịch sử

Older Articles


Ủng Hộ Mạch Sống

Tổng ấn phí: $61,057
Số tiền ủng hộ: $29,500
Còn thiếu: $31,557
Xin quý vị hãy nhấn vào nút Donate bên dưới để ủng hộ Mạch Sống!


Ủng Hộ Qua CFC

Các Số Trước

Liên Kết Cộng Đồng


Boat People SOS


Vietnamese Canadian Federation


 
Copyright 2005 by MachSong, Inc.
PHP-Nuke 2004 by Francisco Burzi
Mach Song Online.
Publisher: Nguyen Dinh Thang